Seeding là một thuật ngữ mã chắc hẳn những ai đang làm trong lĩnh vực Marketing đều biết đến. Triển khai chiến lược Seeding thật sự quan trọng trong giai đoạn quảng cáo để tiếp cận, thu hút người dùng trở thành khách hàng tiềm năng.
Với những bạn chưa biết hoặc chưa thật sự hiểu rõ về Seeding thì bài viết này, IMTA sẽ chia sẻ tổng quan về Seeding là gì? Làm gì? Có lợi ích gì trong Marketing? Cách triển khai và những lưu ý để Seeding Marketing hiệu quả.
1. Seeding là gì?
Seeding (gieo mầm) là hoạt động chia sẻ những thông tin hữu ích có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn trên các nền tảng Online ( Facebook, Youtube, Twitter, Forum,…) hay các kênh Offline (truyền hình, radio, từ rơi,…). Nhằm tiếp cận người dùng và dẫn dắt họ thực hiện hành động chuyển đổi theo mục tiêu của mình.
Ví dụ: IMTA chia sẻ bài viết những lợi ích tuyệt vời của Marketing Online mang lại cho doanh nghiệp, và cuối bài là lời kêu gọi truy cập bài viết chính trên website hay tham gia khóa học Marketing Online tại IMTA.
Hiện nay, Seeding Marketing với hình thức Offline không còn hiệu quả nhiều như trước kia. Thay vào đó là sự bùng nổ phát triển mạng lưới Internet toàn cầu, nên Seeding trên các nền tảng Online có thể hiệu quả đáng kể cho chiến lược Marketing của bạn.
Dưới đây mình sẽ để cập nội dung về hình thức Seeding Online là chính.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Seeding là làm gì?
Công việc của seeding là tạo ra nội dung và tìm cách tiếp cận nhiều người dùng nhất có thể và tuân thủ các nguyên tắc đặt ra giữa các bên. Một số hình thức Seeding phổ biến và hiệu quả cao như:
- Tạo nội dung và chia sẻ (Seeding Content): Tạo chia sẻ những nội dung hữu ích với khách hàng có liên quan đến lịch vực hoạt động của mình lên các nền tảng Online. Hoặc chia sẻ lại những nội dung của chuyên gia khác trong lĩnh vực, hãy nhớ xin phép và ghi nguồn nhé.
- Bình luận (Seeding Comment): Theo dõi và bình luận trao đổi trong bài viết, hội nhóm, forum hay website liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
- Chạy quảng cáo (Seeding ADs): Lên các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng xã hội để tăng tiếp cấn, nhắm đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.
- Hợp tác với người có tầm ảnh hưởng: Hợp tác cùng KOC – KOL để làm nội dung quảng cáo, review sản phẩm/ dịch vụ.
Trong khóa học digital marketing tại IMTA, thì IMTA hướng dẫn bạn Seeding cả trên nền tảng quảng cáo Facebook và quảng cáo Google. Từ đó làm cho cho thương hiệu của bạn được phủ rộng rãi hơn.
Digital Marketing IMTA
3 Các nền tảng tiềm năng để triển khai
Hãy tận dụng những nền tảng có nhiều người dùng truy cập hàng ngày nhất để triển khai Seeding. Một số nền tảng có lượng người dùng lớn hàng tháng như:
- Facebook: Đây là nền tảng tương tác khá quen thuộc với mọi người. Cho phép đăng trạng thái dạng bài viết, hình ảnh, video, tương tác nội dung, kết nối tin nhắn.
- Youtube: Nền tảng video lớn nhất hiện nay. Cho phép bạn đăng video có thời lượng dài/ ngắn tùy ý.
- Instagram: Nơi chia sẻ ảnh lớn nhất hiện nay.
- Tiktok: Nền tảng video ngắn vừa vận hành nhưng có lượng người dùng tăng vọt theo thời gian.
- Forum: Trang diễn đàn chia sẻ nội dung, kiến thức, tin tức, thảo luận.
- Trang blog: Chia sẻ nội dung trên các trang Blog nổi tiếng hay trang Blog của website bạn.
Một chiến lược Seeding cụ thể, rõ ràng với nội dung cuốn hút sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa tiếp cận người dùng trên các nền tảng này. Mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
4. Lợi ích khi triển khai chiến lược Seeding Marketing là gì?
Để triển khai chiến lược Marketing Online mang lại nhiều chuyển đổi nhất thì không thể thiếu các chiến dịch Seeding tiếp cận khách hàng tiềm năng. Triển khai chiến dịch Seeding hiệu quả giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tăng nhận diện thương hiệu: Seeding tiếp cận đến nhiều người dùng, gây chú ý và tạo sự ấn tượng trong mắt họ. Từ đó mà nhiều người nhớ đến thương hiệu của bạn.
- Tăng tương tác: Seeding thu hút người dùng tương tác bằng các lượt thích, bình luận hay chia sẻ bài viết của bạn. Mang lại niềm tin, thông tin cần cần thiết và sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ của mình.
- Tăng sự lan truyền: Nếu nội dung của bạn hữu ích với nhiều người, họ có thể chia sẻ lại người khác. Giúp nội dung của bạn được lan truyền và tiếp cận được nhiều người hơn theo tính chất bắt cầu.
- Thu thập dữ liệu khách hàng: Những thông tin mà người dùng để trong các bình luận có thể sẽ giúp bạn hiểu được mong muốn của khách hàng về sản phẩm, hay tổng các thông tin của khách hàng tiềm năng để thực hiện các chiến dịch tạo chuyển đổi.
- Tăng truy cập website: Hãy dẫn dắt nội dung kêu gọi người dùng truy cập vào website của bạn để thực hiện một hành động mua hàng, điền thông tin hay chỉ đơn giản là tăng traffic cho website.
- Xây dựng Backlink: Xây dựng hệ thống Backlink từ các nền tảng uy tín này ngoài việc tăng traffic còn có thể được Google đánh giá về điểm chất lượng liên kết. Giúp cho website tăng thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Điều quan trọng nhất của chiến dịch Seeding là khả năng nuôi dưỡng khách hàng và mang lại chuyển đổi tốt nhất cho chiến dịch Marketing tổng thể của doanh nghiệp.
5. 5 Mục tiêu chính của Seeding
Để thực hiện được Seeding thành công, bạn nên dựa vào mô hình AISAS. Đây là mô hình giúp cho bạn theo dõi được hành vi người dùng tốt nhất:
- A (Attention – Chú ý): Tiếp cận và gây sự chú ý của người dùng với nội dung mà bạn chia sẻ.
- I (Interest – Quan tâm): Làm cho khách hàng quan tâm, hứng thú với nội dung chia sẻ và sản phẩm/ dịch vụ của bạn
- S (Searching – Tìm kiếm): Tạo sự tò mò cho khách hàng và bắt đầu tìm hiểu về thông tin sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.
- A (Action – Hành động): Thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn.
- S (Share – Chia sẻ): Khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ về sản phẩm/ dịch vụ với người khác. Giúp tạo sự uy tín cho thương hiệu của bạn và lan truyền rộng rãi theo hiệu ứng bắt cầu.
6. 3 giai đoạn triển khai Seeding
6.1 Nhận diện thương hiệu (Awareness stage)
Trong giai đoạn này bạn cần đặt ra những câu hỏi:
- Khách hàng của tôi là ai?
- Sản phẩm của tôi là gì? có những công dụng và lợi ích nào đem lại cho khách hàng?
- Nội dung tiếp cận đến khách hàng là gì?
- Có cần phải thận sáng tạo và độc là không?
Ở giai đoạn này thường cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc sắp ra mắt. Do đó, nội dung seeding cần hay, thu hút, tạo sự chú ý, ấn tượng và sự tò mò của khách hàng.
6.2 Gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage)
Giai đoạn này thường là quan trọng trọng nhất, vì bạn phải làm sao để khách hàng quan tâm đến nội dung mà bạn đã tạo ra, khắc sâu thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng như kích thích họ lan truyền thông điệp về thương hiệu một cách tích cực nhất.
Để khách hàng được khách hàng lan truyền thông điệp của bạn, nội dung trong giai đoạn này sẽ viết theo hướng nội dung chia sẻ về thương hiệu dạng câu chuyện một cách tinh tế và nhẹ nhàng. Vì dạng bài viết chia sẻ suy nghĩ, câu chuyện cá nhân sẽ nhận được nhiều thiện cảm và sự đón nhận của mọi người hơn.
Ví dụ: Bạn là một Gen Z bạn đang đi tìm việc về ngành Marketing, để tăng cơ hội được phỏng vấn bạn bắt đầu viết một bài giới thiệu về bản thân bao gồm câu chuyện đời thường, lý do viết và nơi bạn muốn ứng tuyển. Và sau khi viết xong bạn xác định mình nên đăng bài viết này ở đâu và đối tượng là ai, như vậy bạn sẽ tiếp cận đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
Thông thường việc chia sẻ một câu chuyện về thương hiệu hay thông điệp theo hướng kể chuyện hoặc dạng viết gửi cho một người bạn thì nội dung tiếp cận ở giai đoạn này sẽ đi sâu vào ý nghĩa của khách hàng và dễ làm họ nhớ đến bạn nhiều hơn.
6.3 Hành động trực tiếp (Action Stage)
Đây là giai đoạn quyết định xem chiến dịch Seeding của bạn có thành công hay không, giai đoạn này sẽ biến khách hàng tiềm năng sang người sử dụng trung thành hoặc người quảng bá hình ảnh thương hiệu cho bạn.
Khi đã tới bước này nếu bạn tạo dựng được niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng về thương hiệu, từ đó dẫn đến khả năng chuyển đổi tốt thì chiến dịch của bạn đã thành công. Cuối cùng các hoạt động bạn cần làm ở bước này là chia sẻ thông tin hữu ích, giúp tăng sự quan tâm trên Facebook hoặc lượng tìm kiếm trên Google, đồng thời đưa từ khóa liên quan lên top trên các công cụ tìm kiếm.
7. Cách triển khai Seeding hiệu quả
Để một chiến dịch Seeding Marketing hoạt động tối ưu, có một số bước nhất định mà thương hiệu phải tuân theo. Nhưng không phải cứ đi rải thông tin, bình luận có chứa thương hiệu mình trong các đoạn chat là tốt. Mà nội dung được phân bổ đều trên internet gồm nhiều kênh và nhiều phương pháp khác nhau sẽ là cách giúp bạn tiếp cận được khách hàng tốt nhất.
7.1 Xác định nơi bạn sẽ thực hiện Seeding
Để có thể đi seeding bạn cần xác định được nền tảng nào sẽ thực hiện việc này, ngày nay một số trang web và diễn đàn có thể sẽ không hữu ích khi đi seeding. Seeding Marketing cần có những nền tảng đảm bảo khả năng thương hiệu được lan truyền nhanh chóng (một số kênh đi Seeing tốt: Facebook, Instagram, Twitter,…)
7.2 Hiểu được khách hàng mình là ai
Điều quan trọng khi thực hiện mọi chiến dịch Marketing là bạn phải hiểu được khách hàng mình là ai. Dựa trên chiến lược tiếp cận khách hàng, bạn sẽ đưa nội dung đến đúng khách hàng mục tiêu, mang lại thông điệp tốt một cách hiệu quả cho thương hiệu.
Ví dụ: Instagram là nơi tốt nhất để tiếp thị các sản phẩm phong cách sống, vì đối tượng mục tiêu ở đó phù hợp nhất để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ đó. Việc điều chỉnh kênh Seeding Marketing cùng với các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn nhận được hiệu quả tối đa.
7.3 Xác định được kênh đăng nội dung
Xác định được đối tượng và mục tiêu, bạn cần chuyển sang tạo nội dung thực tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Bạn nên phân nội dung được tạo ra thành từng mục, để có thể quản lý và phân bổ đến các kênh phù hợp một cách dễ dàng.
Ví dụ: nội dung trực quan được đón nhận nhiều trên Instagram, trong khi sự hài hước, vấn đề xã hội sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng hơn trên Facebook hoặc Tiktok.
7.4 Tìm được người làm nội dung phù hợp
Không phải cứ đi rải link và thông tin trên các mạng xã hội là bạn sẽ tiếp cận được khách hàng của mình. Hãy tìm những người có thể giúp bạn Seeding được thương hiệu của bạn đến với các khách hàng tiềm năng, đây là lúc để tìm kiếm những người phù hợp dựa trên content marketing.
Đối với nội dung dựa trên văn bản, hãy tìm kiếm các nền như blog, website, báo chí hoặc người có ảnh hưởng trên các nền tảng như Facebook.
Đối với video, hãy tìm kiếm những người có ảnh hưởng trên YouTube, Tiktok mà đặc biệt là những người có ảnh hưởng trong ngành; còn với các bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội, hãy tìm kiếm những người phù hợp trên các nền tảng Facebook, Tumblr, Linked… Khi bạn biết cách xử lý và tiếp thị nội dung của mình, việc tiếp cận nội dung trở nên dễ dàng hơn.
Funfact: Những người có tầm ảnh hưởng trên các nền tảng được gọi là KOL hoặc KOC.
7.5 Có phương pháp tiếp cận rõ ràng
Sau khi có kế hoạch triển khai và chọn người hợp tác phù hợp sẽ truyền tải nội dung Seeding của bạn đến với khách hàng. Bạn cần phải lập phương pháp tiếp cận rõ ràng để Seeding cho hoạt động Marketing của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần xác định các nội dung tiếp thị chính mà bạn muốn Seeding và các kênh, quảng cáo Facebook, Google Ads, KOLs, KOCs mà bạn sẽ phân phối nội dung thông qua đó.
Cách tiếp cận trong chiến dịch Seeding nên được thiết kế để tiếp cận đối tượng mục tiêu với thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm. Nó cũng nên được điều chỉnh để tối đa hóa tác động của ngân sách tiếp thị của bạn.
Bằng cách dành thời gian để phát triển một cách tiếp cận rõ ràng để Seeding Marketing, bạn sẽ có thể quảng bá hiệu quả thương hiệu và các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
7.6 Giám sát, phân tích và báo cáo
Ở bất kì giai đoạn nào của một chiến dịch seeding bạn cần dõi nó để nó đi đúng hướng mà bạn muốn. Xác định xem đâu là chỉ số chính bạn đang nhắm đến trong chiến dịch, để từ đó bạn có thể giám sát, phân tích và báo cáo kết quả đó dựa vào những con số để xem nó có thành công như bạn mong đợi.
Vd: Những KOLs/KOCs đang tạo ra ROI có đáp ứng được các nhu cầu mà bạn đặt ra không? Trang web của bạn liệu đạt được lượng truy cập mong muốn không? Người dùng mới sẽ đăng ký trên kênh YouTube của bạn không?. Nếu chỉ số chính chưa đạt tới kỳ vọng, bạn có thể biết ngay và điều chỉnh kế hoạch để chỉ số đó đạt được thành công mà bạn muốn.
8. Seeding Marketing cần một kế hoạch
Cũng như việc lập kế hoạch chi tiết cho các chiến lược SEO của bạn, các bạn đang học SEO sử dụng là phương pháp tạo Entity, đi link mạng xã hội. Seeding là một công cụ tuyệt vời để tăng cường khả năng hiển thị và nhận thức về thương hiệu, tuy nhiên, việc triển khai lộn xộn chỉ phát sinh thêm chi phí với ít lợi nhuận.
Seeding Marketing là một chiến lược chậm rãi để xây dựng hình ảnh thương hiệu và sự tương tác của khách hàng với từng bài đăng và nó chứng tỏ có hiệu quả cao về lâu dài.
Khóa học Digital Marketing Online ở Tp.HCM chất lượng nhất tại trung tâm IMTA. Nội dung khóa học này xây dựng dựa trên nguyên tắc Marketing Mix & Marketing đa kênh. Bạn sẽ thành thạo sử dụng 2 công cụ mạnh mẽ nhất hiện nay là Google Ads và Facebook Ads. Ngoài ra bạn còn học được: tự thiết kế website bằng WordPress, Quảng cáo Zalo, Tiktok, Email Marketing. Sau khi hoàn thành khóa học Digital Marketing Online bạn sẽ nhận được các kiến thức thực tế phục vụ công việc.