Mô hình PEST là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá được các yếu tố môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh danh và chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Vậy mô hình PEST là gì? Trong bài viết dưới đây, IMTA sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình PEST từ các ví dụ về mô hình PEST trong Marketing để có thể áp dụng vào phân tích chiến lược của mình.

Những nội dung cần chú ý trong bài viết này:

  • Mô hình PEST là gì? Các yếu tố trong mô hình PEST
  • Tại sao cần phân tích mô hình PEST?
  • Những hạn chế của PEST
  • Cách phân tích mô hình PEST
  • Các biến thể của PEST
  • Mối quan hệ giữa PEST và SWOT

1. Mô hình PEST là gì?

Mô hình PEST là mô hình phân tích môi trường kinh doanh giúp đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể tìm ra yếu tố thuận lợi và phát triển cho doanh nghiệp trên thị trường.

Mô hình PEST là gì trong kinh doanh
Mô hình PEST là gì trong kinh doanh

Mô hình PEST là viết tắt của 4 chữ: Political – Economic – Social – Technological. Trong đó:

  • Chính trị (Political): Bao gồm các chính sách, quy định pháp luật, quan hệ quốc tế và những vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nền kinh tế.
  • Kinh tế (Economic): Gồm các yếu tố như tình hình tài chính, chính sách tiền tệ, lạm phát, thị trường lao động và sự biến động của nền kinh tế.
  • Xã hội (Social): Đề cập đến văn hóa, giá trị cộng đồng, thay đổi trong lối sống, nhu cầu của khách hàng cũng như các xu hướng xã hội đang phát triển.
  • Công nghệ (Technological): Bao gồm những tiến bộ trong công nghệ, sự phát triển của Internet, các sáng chế mới và sự đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ.

2. Các yếu tố trong mô hình PEST

Các yếu tố trong mô hình PEST
Các yếu tố trong mô hình PEST

Các yếu tố trong mô hình PEST bao gồm 4 yếu tố:

2.1 Yếu tố chính trị (Political)

Trong mô hình PEST, yếu tố chính trị (Political) thường liên quan đến các chính sách, hệ thống luật pháp, quy định kinh doanh như: thuế, lao động, hình thức quảng cáo, chính sách thương mại… của nhà nước đến hoạt động kinh doanh và chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp khi muốn kinh doanh thì cần phải tuân thủ các quy định kinh doanh về đóng nộp thuế, hệ thống luật kinh doanh theo luật pháp của nhà nước đã đề ra.

2.2 Yếu tố kinh tế (Economic)

Yếu tố kinh tế (Economic) trong mô hình PEST là những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, thu nhập, lãi suất, sự phát triển của cung – cầu,…

Ví dụ: Trong thời kỳ kinh tế ngày càng suy thoái, doanh nghiệp có thể dựa vào yếu tố này để điều chỉnh mức giá của sản phẩm/dịch vụ để phù hợp thu nhập và ngân sách của khách hàng.

2.3 Yếu tố xã hội (Social)

Yếu tố xã hội (Social) bao gồm xu hướng của người tiêu dùng, nhân khẩu học trong Marketing (độ tuổi, thu nhập, giới tính,….) ảnh hưởng đến nhu cầu, thói quen, xu hướng xã hội, hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong mô hình PEST.

Ví dụ: Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các sản phẩm được đóng gói bằng túi nilon nên các thương hiệu/doanh nghiệp nên dần chuyển qua các bao bì sản phẩm có chất liệu thân thiện với môi trường hơn để phù hợp với xu hướng xã hội.

2.4 Yếu tố công nghệ (Technogogical)

Yếu tố công nghệ (Technogogical) trong mô hình PEST bao gồm: sự phát triển của tí tuệ nhân tạo, tiến bộ công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,… đã tác động rất lớn đến sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ: Sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ hiện nay đã giúp các doanh nghiệp có thể quản lý, chăm sóc Fanpage đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều bằng các phần mềm chăm sóc Fanpage giúp tiết kiệm thời gian của doanh nghiệp.

3. Tại sao cần phân tích mô hình PEST trong kinh doanh

Cũng giống mô hình SWOT, mô hình PEST đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ được môi trường kinh doanh bên ngoài của mình để có thể áp dụng vào xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo khóa học Digital Marketing Online tại IMTA để áp dụng vào các dự án thực tế của mình nhé.

Tại sao cần phân tích mô hình PEST trong kinh doanh
Tại sao cần phân tích mô hình PEST trong kinh doanh

Một số lý do doanh nghiệp cần phân tích mô hình PEST trong kinh doanh:

  • Xác định cơ hội, thách thức: Mô hình PEST có vai trò giúp doanh nghiệp xác định được cơ hội từ những xu hướng xã hội, xu hướng phát triển của sàn thương mại điện tử, social media marketing, sự phát triển của công nghệ,… và xác định được thách thức từ những yếu tố chính trị trong kinh doanh và tình hình kinh tế trên thị trường kịp thời điều chỉnh chiến lược Marketing.
  • Giảm thiểu được rủi ro: Hiểu rõ các yếu tố chính trị và pháp lý giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro liên quan đến thay đổi chính sách và quy định.
  • Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả: Bằng cách phân tích 4 yếu tố trong mô hình PEST, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu, định vị thương hiệu trên thị trường, phát triển chu kỳ sống của sản phẩm, tối ưu chi phí Marketing.
  • Dự đoán xu hướng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh: Mô hình PEST trong Marketing giúp doanh nghiệp dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường từ việc phân tích 4 yếu tố PEST, để tập trung tối ưu sản phẩm/dịch vụ phát triển hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

4. Hạn chế của mô hình PEST là gì?

Mặc dù mô hình PEST là một trong những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp phân tích được môi trường bên ngoài theo 4 yếu tố để có thể tối ưu hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mô hình PEST cũng bị hạn chế và một số hạn chế của PEST cần lưu ý:

Hạn chế của mô hình PEST
Hạn chế của mô hình PEST
  • Thiếu sự cụ thể khi phân tích: Mô hình PEST chỉ tập trung phân tích môi trường vĩ mô bên ngoài của doanh nghiệp mà không phân tích các yếu tố môi trường bên trong của doanh nghiệp như: nhân lực, nguồn lực,…
  • Khó dự đoán chính xác: 4 yếu tố trong mô hình PEST (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ) luôn biến động và thay đổi liên tục nên rất khó để dự đoán chính xác được.
  • Không đánh giá được yếu tố nội bộ: Mô hình PEST chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài mà không xem xét các yếu tố nội bộ như tài chính, nhân sự hay năng lực cạnh tranh.
  • Khó dự đoán chính xác: Các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ thường biến động đôi lúc rất nhanh, và khó lường trước, làm giảm tính chính xác của phân tích.
  • Cần kết hợp thêm công cụ phân tích: Vì PEST chỉ giúp doanh nghiệp nhận ra được cơ hội và rủi ro trên thị trường kinh doanh mà chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể. Chính vì vậy, để có cái nhìn và phân tích tổng quan cụ thể hơn thì cần kết hợp thêm công cụ phân tích như mô hình SWOT để đánh giá thêm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chi tiết hơn.
  • Tốn thời gian và nguồn lực: Khi thực hiện phân tích PEST thì doanh nghiệp cần phải tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để đi thu thập các dữ liệu trên thị trường.

5. Hướng dẫn phân tích PEST cho doanh nghiệp

Mô hình PEST là quá trình phân tích 4 yếu tố Chính trị – Kinh tế – Xã hội – Công nghệ của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới đây, IMTA sẽ hướng dẫn bạn phân tích PEST hiệu quả để áp dụng cho doanh nghiệp của mình:

Hướng dẫn phân tích PEST cho doanh nghiệp
Hướng dẫn phân tích PEST cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Khi thực hiện phân tích PEST, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu phân tích:

  • Mục tiêu: Đánh giá môi trường kinh doanh để phát triển sản phẩm/dịch vụ, xác định cơ hội phát triển và rủi ro cho doanh nghiệp, xây dựng, hoạch định chiến lược Marketing mới cho doanh nghiệp,…
  • Phạm vi phân tích: Toàn bộ thị trường, phân tích ngành hàng, phân tích khu vực, nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng,…

Bước 2: Thu thập thông tin

Sau khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, thì để có được dữ liệu phân tích thì cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Các nguồn báo cáo của chính phủ, báo cáo (doanh thu, tài chính, lợi nhuận,…) từ các nguồn báo cáo uy tín.
  • Phân tích dữ liệu thông tin, xu hướng thị trường,… từ các cuộc nghiên cứu thị trường.
  • Thu thập thông tin của khách hàng mục tiêu qua khảo sát, phỏng vấn,…
  • Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng/dịch vụ.

Những nguồn thông tin thu thập này sẽ giúp cho quá trình phân tích mô hình PEST của bạn được chính xác và hiệu quả hơn.

Bước 3: Phân tích PEST theo 4 yếu tố

Dựa vào những thông tin đã thu thập được và 4 yếu tố trong mô hình PEST để phân tích:

  • Political- Chính trị: Tìm hiểu các chính sách thuế, quy định pháp luật, chính sách ngành hàng/dịch vụ,…đối với doanh nghiệp.
  • Economic – Kinh tế: Xác định các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, mức độ tăng giá hàng hóa/dịch vụ,…
  • Social- Xã hội: Theo dõi xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng mục tiêu, xu hướng và nhận thức xã hội của người tiêu dùng,…
  • Technological- Công nghệ: Nghiên cứu các công nghệ mới, đổi mới sáng tạo trong công nghệ, áp dụng công nghệ trong quản lý, vận hành doanh nghiệp,…

Bước 4: Đánh giá & đưa ra giải pháp

Sau khi đã phân tích PEST xong thì tiếp theo sẽ cần phải tiến hành làm báo cáo đánh giá lại những gì đã thu thập và phân tích được để có thể đưa giải pháp, phương hướng phát triển cho doanh nghiệp của mình.

  • Cơ hội: Những yếu tố nào sẽ giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai?
  • Thách thức: Những rủi ro nào cần phải lưu ý và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Tổng hợp cơ hội và thách thức và mức độ ảnh hướng từ 4 yếu tố trong mô hình PEST trong marketing để đề xuất cho doanh nghiệp những giải pháp có thể hạn chế rủi ro nhất khi thực hiện.

6. Khi nào doanh nghiệp cần phân tích mô hình PEST

Doanh nghiệp bạn cần phân tích mô hình PEST khi:

  • Khi lập kế hoạch kinh doanh hoặc xây dựng chiến lược Marketing: Trước khi muốn mở rộng thị trường hay lên bất cứ kế hoạch nào, thì doanh nghiệp cũng cần phải phân tích các yếu tố Chính trị – Kinh tế – Xã hội – Công nghệ để xác định được môi trường kinh doanh có khả thi cho kế hoạch hay không.
  • Khi môi trường kinh doanh thay đổi: Nếu chẳng may đột nhiên môi trường kinh doanh thay đổi như: chính sách của chính phủ, biến động kinh tế, biến động thị trường,…thì lúc này hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và đây cũng là lúc doanh nghiệp cần phân tích mô hình PEST.
  • Khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường mới, hoặc ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới: Trước khi mở rộng sang một khu vực hoặc quốc gia mới, doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ để tránh rủi ro. Phân tích PEST giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng và khả năng tiếp cận công nghệ.
  • Thay đổi chính sách hoặc quy định: Khi có những thay đổi lớn về luật pháp, thuế, hoặc chính sách thương mại, doanh nghiệp bạn cần phân tích tác động để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp để tránh ảnh hưởng.
  • Khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh: Trước khi muốn mở rộng ra bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng đều cần phải phân tích PEST để đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trước khi quyết định mở rộng hoạt động.
  • Biến động kinh tế hoặc công nghệ: Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hoặc công nghệ mới xuất hiện, ví dụ Covid-19 hay AI (trí tuệ nhân tạo) bùng nổ, PEST giúp doanh nghiệp nhận diện cơ hội và thách thức để thích nghi, cũng như tận dụng những lợi thế cạnh tranh để phát triển..

7. Các biến thể của mô hình PEST

Mô hình PEST giúp doanh nghiệp phân tích được các yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình PEST lại chưa bao quát được tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy mô hình PEST đã được phát triển thêm một số biến thể:

Các biến thể của mô hình PEST
Các biến thể của mô hình PEST

Mô hình PESTEL là một biến thể phổ biến nhất của mô hình PEST giúp phân tích tình hình của doanh nghiệp được cụ thể hơn. Trong mô hình PESTEL được bổ sung thêm 2 yếu tố:

  • Lega- Pháp lý: Bao gồm các yếu tố pháp luật như doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật bảo vệ người tiêu dùng,…
  • Environmental- Môi trường: Bao gồm các yếu tố liên quan đến môi trường tự nhiên như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên.

Mô hình STEEPLE cũng là một biến thể khác từ mô hình PESTEL, khi bổ sung thêm yếu tố Ethical (Đạo đức)

  • Ethical- Đạo đức: bao gồm các vấn đề về quyền con người, đạo đức kinh doanh, tiêu chuẩn lao động,…

Mô hình SLEPT là biến thể được bổ sung thêm yếu tố Pháp lý (Legal) lên phía trước và yếu tố Môi trường (Environmental) được bảo qua. Mô hình SLEPT đầy đủ bao gồm: Social (Xã hội) – Legal (Pháp lý) – Economic (Kinh tế) – Political (Chính trị) – Technological (Công nghệ).

Mô hình DESTEP là biến thể được bổ sung thêm yếu tố Demographic (Nhân khẩu học)Environmental (Môi trường) để áp dụng phân tích các yếu tố nhân khẩu học và môi trường kỹ lưỡng hơn trong kế hoạch kinh doanh.

8. Mối quan hệ giữa mô hình PEST và mô hình SWOT

Mô hình PESTmô hình SWOT đều giúp doanh nghiệp phân tích môi trường kinh doanh hiệu quả.

  • Mô hình PEST tập trung phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Mô hình SWOT tập trung phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
Mối quan hệ giữa mô hình PEST và mô hình SWOT
Mối quan hệ giữa mô hình PEST và mô hình SWOT

9. Ví dụ về mô hình PEST trong Marketing

Để hiểu rõ hơn về mô hình PEST trong Marketing và cách ứng dụng trong thực tế, thì hãy cùng IMTA tìm hiểu ví dụ về mô hình PEST trong Marketing của các thương hiệu lớn như Vinamilk, Coca-Cola.

9.1 Ví dụ mô hình PEST của Vinamilk

Vinamilk là một thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 40 năm trên thị trường thì hiện nay thương hiệu sữa Vinamilk đã chiếm lĩnh không chỉ thị trường sữa trong nước mà còn lấn sang thị trường quốc tế.

Ví dụ mô hình PEST của Vinamilk
Ví dụ mô hình PEST của Vinamilk

Yếu tố chính trị

  • Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách phát triển hỗ trợ ngành sữa (bao gồm chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng đầu tư trang trại, chính sách thuế,…)
  • Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng, yêu cầu Vinamilk phải đầu tư thêm vào chất lượng trang trại chăn nuôi và đảm bảo chất lượng sữa trước khi đưa ra thị trường.
  • Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị nên đây cũng là cơ hội để Vinamilk phát triển hơn nữa trong quá trình mở rộng thị trường phân phối và sản xuất.

Yếu tố kinh tế

  • Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, dẫn đến thu nhập của người Việt cũng ngày càng tăng giúp nhu cầu tiêu thụ sữa cũng phát triển.
  • Giá nguyên liệu của một số sản phẩm như sữa bột nhập thị phải chịu thêm tác động chi phí vận chuyển và hoạt động xuất nhập khẩu của Vinamilk
  • Tình hình lạm phát tăng năm 2024 đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá bán của Vinamilk bị ảnh hưởng và làm nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng cũng thay đổi theo, họ thường lựa chọn các sản phẩm thay thế có mức giá thấp hơn.

Yếu tố xã hội

  • Xu hướng sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, lành mạnh, healthy ngày càng tăng, tạo điều kiện cho Vinamilk phát triển các dòng sản phẩm sữa Organic, sữa hạt,…
  • Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, nên nhu cầu về sữa tươi và sữa dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng tăng.
  • Nhận thức về xu hướng sống xanh, bảo vệ môi trường nên người tiêu dùng thường quan tâm đến các bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường. Dẫn đến Vinamilk đã thay đổi bao bì sản phẩm mới để phù hợp với xu hướng xã hội.

Yếu tố công nghệ

  • Vinamilk đã xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm đáp ứng các tiêu chí yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC.
  • Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất, chế biến sữa và quản lý trang trại bò sữa.
  • Vinamilk còn đầu tư, đẩy mạnh R&D để phát triển sản phẩm mới.

9.2 Ví dụ mô hình PEST của Coca-Cola

Thương hiệu nước ngọt có gas Coca-Cola hiện tại đang là một trong những thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Để có thể dẫn đầu trên thị trường nước ngọt, Coca-Cola không chỉ liên tục cập nhật sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà còn liên tục phân tích thị trường theo mô hình PEST để phát triển và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Ví dụ mô hình PEST Coca-Cola
Ví dụ mô hình PEST Coca-Cola

Political (Chính trị)

  • Quy định của chính phủ siết chặt hàm lượng đường trong nước giải khát và Coca-Cola đã cho ra mắt thêm sản phẩm Coca-Cola ít đường và Coca-Cola không đường để đáp ứng.
  • Quy định thuế về các sản phẩm nước uống có đường tăng cao, dẫn đến chiến lược giá và lợi nhuận sản phẩm bị thay đổi.
  • Các quy định về bảo vệ môi trường và xử lý vỏ lon làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Coca-Cola.

Economic (Kinh tế)

  • Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng thu nhập của khách hàng, dẫn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ uống của người tiêu dùng cũng tăng cao. Ngược lại, khi lạm phát và kinh tế tăng cao thì suy thoái kinh tế khiến cho người tiêu dùng hạn chế chi tiêu vào các sản phẩm nước giải khát.
  • Biến động tỷ giá tiền tệ dẫn đến chi phí nhập khẩu các nguyên liệu và hoạt động kinh doanh của Coca-Cola cũng bị thay đổi theo.

Social (Xã hội)

Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, nên sẽ hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường. Sự thay đổi thói quen của người trẻ, quan tâm đến xu hướng sống lạnh mạnh hơn cũng đã tạo nên thách thức lớn cho các sản phẩm chính của Coca-Cola.

Technological (Công nghệ)

  • Các nền tảng social và social media Marketing ngày càng phát triển, Coca-Cola cũng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng cáo trực tuyến và tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.
  • Công nghệ sản xuất tiên tiến giúp Coca-Cola giảm thiểu chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn.

10. Những câu hỏi thường gặp về mô hình PEST

11. Tổng kết

Mô hình PEST là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá các các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu được mô hình PEST và xác định được vai trò, biết cách phân tích mô hình PEST theo 4 yếu tố Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp xác định được cơ hội và thách thức để điều chỉnh kế hoạch phát triển phù hợp với thị trường.

Hy vọng qua bài viết này của IMTA sẽ giúp bạn hiểu được mô hình PEST là gì và biết cách phân tích PEST thông qua các ví thụ thực tế từ Vinamilk và Coca-Cola, để áp dụng vào phân tích thành cho doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.

Digital Marketing IMTA Digital MarketingMô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST trong Marketing