IMC là gì? Các bước lập kế hoạch truyền thông tích hợp IMC như thế nào hiệu quả cho doanh nghiệp? Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu rõ hơn trong bài viết bên dưới!

1. IMC là gì?

IMC (Integrated Marketing Communications) còn được hiểu là truyền thông Marketing tích hợp. Đây là quá trình triển khai chiến lược truyền thông có sự thống nhất thông điệp của thương hiệu, thông điệp được sử dụng một cách nhất quán và xuyên suốt trên tất cả phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp dùng để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Các hoạt động Marketing của chiến lược IMC có thể bao gồm các kênh kết hợp như: Digital Marketing (Tiếp thị kĩ thuật số), Social Media (Truyền thông xã hội), PR (Quan hệ công chúng), Advertising (Quảng cáo),… Sự tích hợp này góp phần tạo nên làn gió truyền thông lan tỏa rộng rãi, đều đặn và mang lại hiệu quả tối đa cho thương hiệu.

2. Lợi ích và hạn chế của IMC Plan là gì?

Hai mặt lợi ích và hạn chế của IMC Plan:

2.1 Lợi ích của IMC

IMC Plan rất quan trọng và cần thiết với doanh nghiệp, chúng mang lại lợi ích với các ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng xuyên suốt một thông điệp thông trên đa kênh và tận dụng nguồn tài nguyên miễn phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa, không chỉ vậy, người dùng cũng dễ nhớ đến thương hiệu hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng dễ đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả của truyền thông đa kênh.
  • Phạm vi phủ sóng rộng rãi: Chiến lược IMC thường được triển khai trên đa kênh nên có thể phủ sóng rộng rãi đến công chúng. Một khi người dùng nhìn thấy thông tin của bạn thường xuyên, họ sẽ dần hình thành nhận thức và ghi nhớ thương hiệu.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: IMC là chiến lược tiếp thị dựa trên góc nhìn của khách hàng nên khi triển khai chiến dịch IMC, doanh nghiệp luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Xây dựng lòng tin: Khi thông điệp được lặp đi lặp lại sẽ khiến khán giả và những người đọc dần có niềm tin vào chúng, từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và lòng trung thành với khách hàng.
  • Tăng nhận thức về thương hiệu: Thông qua sự kết hợp của các hoạt động truyền thông trên đa kênh, hướng đến một nhóm người nhất định với một thông điệp nhất quán, chiến lược IMC sẽ giúp tăng nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

2.2 Hạn chế của IMC

Dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng IMC Plan vẫn có một số hạn chế sau:

  • Bất đồng giữa các bộ phận: Vì chỉ thống nhất sử dụng một thông điệp nên có thể xảy ra sự bất đồng giữa các bộ phận. Vậy nên, các bộ phận liên quan thường hay ngồi lại với nhau để bàn bạc và thống nhất chung rõ ràng trước khi triển khai chiến dịch.
  • Quá tải thông tin: Bạn có thể gặp tình trạng bị quá tải thông tin, bởi chiến lược truyền thông tích hợp có thông tin rất lớn, xuất phát từ nhiều bộ phận cung cấp nên không thể tránh khỏi tình trạng này.
  • Hạn chế ý tưởng sáng tạo: Như đã đề cập, chiến lược IMC dựa trên góc nhìn của khách hàng nên doanh nghiệp dễ bỏ lỡ ý tưởng sáng tạo hay từ team sáng tạo.
  • Khó khăn trong việc đo lường ROI: ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng kiếm được trên tổng chi phí đầu tư. Do độ bao phủ lớn của chiến dịch IMC nên phần lớn doanh nghiệp khó đo lường ROI chính xác cho chiến dịch truyền thông đã chạy.
  • Không áp dụng cho mọi doanh nghiệp: Chiến lược IMC cần triển khai trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau nên nếu doanh nghiệp không đủ nguồn lực và chi phí sẽ không thể thực hiện được.

3. 5 công cụ IMC phổ biến

3.1 Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo là một trong cách truyền tải thông điệp hiệu quả đến lượng lớn khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng quảng cáo cho việc truyền tải các thông điệp chính của từng chiến dịch và xây dựng nhận thức về thương hiệu. Một số kênh quảng cáo phổ biến không thể kể đến như: Đài truyền hình (TVC), đài phát thanh (radio), quảng cáo trực tuyến, báo in,…

3.2 Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Direct marketing là công cụ tương tác 2 chiều, giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng mục tiêu thông qua trực tiếp. Công cụ này có mục tiêu triển khai là để tăng doanh số bán hàng và thu thập các phản hồi trực tiếp nhận lại trong quá trình giao dịch. Các hình thức khá phổ biến bao gồm: Email Marketing, SEO, Telesales Marketing, Catalogue, gửi thư qua bưu điện,…

3.3 Khuyến mãi (Sales Promotion)

Có lẽ bạn đã không còn quá xa lạ với các hoạt động của Sales Promotion, đây là hoạt động giúp thúc đẩy doanh số dựa vào sự tác động kích thích tiêu dùng đến khách hàng của doanh nghiệp, thông qua các hình thức khuyến mãi khác nhau như: Giảm giá, khuyến mãi (mua 2 tặng 1, mua dầu gội tặng dầu xả,…), phiếu ưu đãi, hàng dùng thử miễn phí,… nhằm thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra hành động mua hàng nhanh chóng.

3.4 Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Bán hàng cá nhân chính là việc doanh nghiệp cho nhân viên trực tiếp liên hệ với khách hàng. Họ có nhiệm vụ giới thiệu chi tiết sản phẩm/dịch vụ, tham gia sự kiện bán hàng để tăng cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng, thuyết phục mua hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng và chốt đơn ngay tại thời điểm đó.

3.5 Quan hệ công chúng (Public Relation – PR)

PR là công cụ dùng để giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và khẳng định hình ảnh của thương hiệu trong mắt giới truyền thông như: Báo chí, đối tác, khách hàng,… Một số hoạt động PR thường được sử dụng phổ biến như: Gây quỹ từ thiện, tài trợ các chương trình – sự kiện, tham gia hoạt động cộng đồng, tổ chức họp báo ra mắt sản phẩm,…

Hơn nữa, các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của thương hiệu cũng xuất hiện dưới dạng hình ảnh, video, bài viết tin tức trên mạng xã hội và các trang báo lớn.

4. Đối tượng của chiến dịch IMC là ai?

Để có sự thành công của chiến dịch IMC, doanh nghiệp luôn cần xác định đối tượng mục tiêu của mình, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho từng nhóm đối tượng:

4.1 Khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng trong chiến dịch IMC là các đối tượng khách hàng sẽ có khả năng mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp cần phác thảo chân dung khách hàng tiềm năng để đưa ra các chiến lược tiếp cận họ trước khi kinh doanh.

4.2 Khách hàng trung thành

Đây là những khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thường xuyên. Không chỉ được xem là khách hàng trung thành mà họ còn giới thiệu đến người thân, bạn bè về thương hiệu bạn, mang đến cho bạn nguồn khách hàng mới. Nên đây sẽ là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp cần hướng đến trong chiến dịch IMC.

4.3 Khách hàng cũ

Họ là những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà khách hàng chọn sản phẩm của đối thủ bạn. Vì vậy, chiến dịch IMC sẽ giúp babj truyền thông lại với khách hàng nhằm thu hút họ quay trở lại và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

4.4 Cổ đông doanh nghiệp

Cổ đông doanh nghiệp chính là người sở hữu một hoặc toàn bộ phần hợp pháp của công ty. Họ có quyền được tham gia và cần được biết về chiến dịch IMC. Nhờ đó, các cổ đông có thể nắm được những lợi ích để quyết định có nên đầu tư thêm hay rút bớt vốn chủ sở hữu trong công ty.

4.5 Chính phủ

Đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu công khai, chính phủ có vai trò đưa ra các quy định của doanh nghiệp đó. Khi có một chiến dịch truyền thông Marketing, chính phủ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong khả năng cho phép của họ.

5. 6 bước lập kế hoạch truyền thông tích hợp IMC

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch cụ thể

Đầu tiên để mở màn kế hoạch truyền thông, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch IMC, giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng trong từng bước đi, từ đó dễ dàng đánh giá mức độ thành công chiến dịch nhanh chóng và hiệu quả hơn. Để xác định, bạn có thể áp dụng quy tắc SMART để đặt mục tiêu xuyên suốt cho từng chiến dịch.

 Áp dụng quy tắc SMART để đặt mục tiêu xuyên suốt cho từng chiến dịch IMC.
Áp dụng quy tắc SMART để đặt mục tiêu xuyên suốt cho từng chiến dịch.

Ví dụ: Mục tiêu tăng độ nhận thức thương hiệu lên 20% trong vòng 6 tháng đầu năm, tăng doanh số bán hàng lên 20% trong quý 3,…

Bước 2: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Sau bước xác định mục tiêu truyền thông là gì, doanh nghiệp hãy tiến hành xác định chân dung khách hàng mục tiêu (Target Customer), bao gồm các yếu tố về: Nhân khẩu học, sở thích, thói quen, hành vi tiêu dùng,… để chọn ra đối tượng khách hàng phù hợp.

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu (Target Customer)
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Có 2 nguyên tắc xác định khách hàng mục tiêu:

  • Dựa theo lý thuyết và nghiên cứu: Doanh nghiệp tiến hành phân tích và thu thập các số liệu trên phạm vi nghiên cứu nhất định, từ đó đưa ra các chỉ số chung phù hợp, có tính khách quan. Hoặc có thể nghiên cứu và phân tích đổi thủ để tìm ra nhóm khách hàng mục tiêu mình muốn hướng đến nhanh chóng hơn.
  • Dựa trên thực tiễn: Với yếu tố thực tiễn, bạn cần đi khảo sát thị trường, quan sát hành vi thực tế, lập bảng khảo sát thói quen sử dụng truyền thông, nghiên cứu hành vi mua hàng của người dùng để thấu hiểu nỗi lòng của họ khi sử dụng sản phẩm.

Bước 3: Xác định Insight khách hàng mục tiêu

Xác định Insight khách hàng mục tiêu
Tìm ra Insight sẽ giúp bạn “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng

Việc xác định insight luôn là vấn đề đau đầu với các Marketer, Insight là những “sự thật ngầm hiểu” về khách hàng, những suy nghĩ thầm kín sâu bên trong họ. Việc tìm ra Insight sẽ giúp bạn “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng. Tuy nhiên, Insight chỉ để nhắm vào đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến chứ không thể đúng với tất cả người dùng.

>> Tham khảo: Cách xác định Insight khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước 4: Xác định Big idea (Đưa ra ý tưởng cốt lõi)

Tìm ra Insight là bạn đã hiểu được vấn đề của khách hàng, nắm được nội dung cốt lõi của chiến dịch IMC. Bước tiếp theo mà các Marketer phải làm chính là đưa ra một ý tưởng có thể giải quyết được vấn đề đó, được gọi là Big idea.

Xác định Big idea
Big idea là ý tưởng lớn có thể sáng tạo cho mọi chiến dịch trên mọi nền tảng truyền thông dựa trên insight khách hàng

Big idea là ý tưởng lớn có thể sáng tạo cho mọi chiến dịch trên mọi nền tảng truyền thông dựa trên insight tìm được, định hướng cho tất cả hoạt động triển khai, nhất quán cho cùng một chủ đề. Đi kèm với Big idea là một thông điệp chính (Key message) sẽ xuyên suốt kéo dài chiến dịch để khách hàng mục tiêu thấm nhuần điều bạn muốn truyền tải.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 3 điều sau khi xác định Big idea:

  • Big idea phải có khả thi, có khả năng về ngân sách để triển khai và khả năng đạt được mục tiêu ban đầu.
  • Big idea phải bắt nguồn từ Insight, nếu không Big idea sẽ không có khả năng giải quyết được vấn đề của khách hàng.
  • Big idea phải thể hiện được màu sắc và vai trò của thương hiệu một cách rõ ràng thì khách hàng mới dễ nhận biết và nhớ đến thương hiệu.

Bước 5: Triển khai kế hoạch truyền thông IMC

Có được Big idea thì bước tiếp theo của các Marketer chính là lên kế hoạch chi tiết và biến Big idea thành hiện thực đến gần hơn với khách hàng. Bạn có thể triển khai theo 4 bước AIDA hoặc ngắn gọn hơn với chia giai đoạn (phase) theo 3 bước Trigger – Experience – Amplify (Kích hoạt – Trải nghiệm – Lan tỏa).

Mỗi phase có thời gian kéo dài bao lâu, cần bao nhiêu kinh phí (budget), mục tiêu (objective) của từng phase là gì, hoạt động chính (key hook) và thông điệp truyền thông chủ đạo (key message) của từng phase, các hoạt động hỗ trợ (support tatics) là gì trong từng phase? Các Marketer chỉ việc dựa theo các thông tin trên và lập kế hoạch chi tiết rõ ràng.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả chiến dịch

Bước cuối cùng cũng là bước tối quan trọng chính là đánh giá hiệu quả của chiến dịch để doanh nghiệp rút ra được những bài học cho các chiến dịch sau này. Bước này bạn cần đặt ra các chỉ số đo lường KPIs và những cách thức để kiểm tra các chỉ số (Measurement tracking).

Đánh giá hiệu quả chiến dịch IMC
Đánh giá hiệu quả chiến dịch IMC

Ví dụ: Mục tiêu của bạn là gia tăng độ nhận diện thương hiệu, vậy KPIs có thể là số lượng người dùng đã tiếp cận được hoặc số lượng bàn luận về thương hiệu của cộng đồng người dùng trên các kênh mạng xã hội. Về các chỉ số measurement tracking sẽ cần đo lường kết quả từ Facebook Ads, Google Ads, hệ thống Social Listening (công cụ theo dõi các kênh mạng xã hội) hoặc của công ty trung gian Media Agency.

Lời kết

Việc hiểu và áp dụng kế hoạch truyền thông IMC sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế thương hiệu mạnh mẽ của mình trên thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn lý giải được thắc mắc IMC là gì? Cũng như các bước lập kế hoạch truyền thông tích hợp cho doanh nghiệp hiệu quả.

Nếu bạn đang có kế hoạch muốn phát triển kỹ năng truyền thông thương hiệu và quản lý nội dung hiệu quả, hãy tham khảo ngay khoá học Content Marketing tại IMTA, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức chuyên môn cần thiết về xây dựng chiến lược Content đánh trúng Insight khách hàng, bí quyết tạo nên các chiến dịch truyền thông thành công, tham khảo chi tiết khoá học tại đây: Khoá học Content Marketing.

Digital Marketing IMTA Chưa được phân loạiIMC là gì? 6 bước lập kế hoạch truyền thông tích hợp IMC