Domain Authority (DA) là một trong những chỉ số quan trọng trong lĩnh vực SEO, tuy vậy, với nhiều người mới thì thuật ngữ này còn khá lạ lẫm. Đây là một chỉ số để đánh giá chất lượng tổng thể của một website, qua đó có thể dự đoán thứ hạng và độ uy tín một website trên Google.
Vậy cụ thể Domain Authority là gì, và làm sao để đánh giá chỉ số này. Bài viết này IMTA sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Domain Authority là gì?
Domain Authority, hay DA, là một chỉ số được Moz phát triển để đo độ uy tín của một website, nhằm dự đoán khả năng một trang web có thể xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Thang điểm của DA dao động từ 0 đến 100. Những trang web có điểm DA càng cao thường sẽ có khả năng xếp hạng tốt hơn trên Google , từ đó nhận được lượng truy cập lớn hơn.
Ví dụ, nếu bạn có một website với DA cao hơn các đối thủ cùng lĩnh vực, khả năng cạnh tranh của bạn trên bảng SERP sẽ tốt hơn. Đây là lý do mà Domain Authority đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO để giúp website bạn lên top.
DA cũng cho phép bạn so sánh website của mình với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, từ đó đánh giá được khả năng cạnh tranh của nhau trên thị trường. Các SEOer thường sử dụng chỉ số này để theo dõi và đánh giá quá trình tối ưu website theo thời gian.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
Domain Authority được tính như thế nào?
Domain Authority (DA) được tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là dựa trên dữ liệu liên kết các Roots Domain và các Links đến từ các trang web khác. Moz, công ty phát triển chỉ số DA, sử dụng thuật toán machine learning để xác định điểm DA dựa trên hàng trăm yếu tố, trong đó có ba yếu tố chính:
- Backlinks: Các Backlink từ những trang web khác trỏ về website của bạn là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá DA. Không chỉ số lượng, mà chất lượng của các liên kết này cũng ảnh hưởng rất lớn.
Ví dụ: Nếu trang web của bạn nhận được nhiều liên kết từ các trang có uy tín và DA cao như Wikipedia, các trang báo lớn, DA của bạn sẽ tăng nhanh hơn so với việc nhận liên kết từ các trang không đáng tin cậy hoặc chất lượng thấp. - Độ tin cậy của trang web (Trustworthiness): Một website có nội dung đáng tin cậy, minh bạch, và được các trang web uy tín lấy thông tin/trích dẫn/ hoặc dẫn backlink đến sẽ có độ tin cậy cao hơn. Điều này giúp tăng điểm DA, vì các công cụ tìm kiếm đánh giá rất cao các trang có thông tin chính xác, nội dung chất lượng, giúp người dùng nhận được câu trả lời.
Ví dụ: Một blog chuyên về sức khỏe nếu được các nguồn uy tín trong ngành y tế trỏ liên kết đến sẽ có độ tin cậy cao hơn và được đánh giá tốt hơn. - Sự đa dạng của các liên kết: Sự đa dạng về nguồn backlink chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong tính toán DA. Một website nhận được liên kết từ nhiều website uy tín, cùng ngành sẽ có điểm DA tốt hơn so với website nhận nhiều liên kết nhưng chỉ từ một vài tên miền.
Ví dụ: Nếu trang web của bạn có liên kết từ 20 trang cùng ngành khác nhau với DA cao, điều đó sẽ có tác động tốt hơn so với việc nhận 50 liên kết nhưng chỉ từ 2 trang web duy nhất.
Theo như Moz sẽ thu thập và phân tích các yếu tố này để dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web. DA không phải là một chỉ số tĩnh, nó có thể thay đổi theo thời gian dựa trên các thay đổi trong dữ liệu liên kết và các yếu tố SEO khác của website. Vì thế, việc liên tục tối ưu và đi backlink từ các website là yếu tố quan trọng để giữ và tăng điểm DA.
Hướng dẫn cách check Domain Authority
Để kiểm tra chỉ số Domain Authority (DA) của website, có nhiều công cụ miễn phí và trả phí mà bạn có thể để kiểm tra. Dưới đây là một số công cụ mà mình hay dùng:
Domain Authority Checker (Moz)
Moz là công ty đầu tiên đặt ra thuật ngữ “Domain Authority”. Họ tạo ra điểm DA nhằm sắp xếp độ uy tín cũng như dự đoán tiềm năng xếp hạng của trang web trên SERP. Bạn có thể kiểm tra online miễn phí điểm DA theo website Domain Authority Checker.
Đầu tiên, truy cập website, bạn sẽ thấy trang chủ như này. Tiến hành nhập URL và click “Check DA”. Ví dụ ở đây mình check website IMTA.
Sau khi kiểm tra xong, công cụ trả về điểm chấm. Ngoài điểm DA, công cụ còn đo số lượng từ khóa đang ranking trên Google, Spam Score, Linking Root Domains.
SEMrush
SEMrush là một trong những công cụ SEO phổ biến và được nhiều SEOer tại Việt Nam tin dùng. Thay vì sử dụng chỉ số Domain Authority (DA) như Moz, SEMrush sử dụng một chỉ số tương tự gọi là “Authority Score” cũng dựa trên thang điểm từ 0 đến 100. Authority Score là một chỉ số tổng hợp nhằm đánh giá chất lượng và hiệu suất SEO của một website dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Cách tính Authority Score của SEMrush dựa vào các dữ liệu tổng hợp về tìm kiếm, backlink và các yếu tố liên quan đến SEO website. Thuật toán của SEMrush sẽ đánh giá độ uy tín của website thông qua các yếu tố chính như:
- Số lượng người dùng liên kết lại website: Đây là số lượng người dùng quay lại trang web thông qua các referring domain và backlinks. Ví dụ: Nếu một website có nhiều người dùng quay trở lại website thông qua nhiều backlink chất lượng từ các trang uy tín, điểm Authority Score sẽ cao hơn.
- Lượt truy cập hàng tháng: SEMrush sử dụng dữ liệu về lượt truy cập hằng tháng để đánh giá độ phổ biến và mức độ tin cậy của website. Ví dụ: Trang web A có lượng truy cập hàng tháng đều đặn và lớn hơn trang web B, điều này có thể giúp trang web A có Authority Score cao hơn.
- Referring Domains: Số lượng và chất lượng các tên website trỏ link về website cũng là một yếu tố quan trọng. Ví dụ: Website có nhiều liên kết từ các trang có uy tín như Wikipedia hoặc các trang Authority sites sẽ có khả năng tăng Authority Score.
- Số lượng Link Out: Liên kết ra ngoài từ website cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số Authority Score. Một số lượng lớn liên kết ra ngoài mà không có chiến lược có thể khiến điểm số giảm.
- Số lượng từ khóa xếp hạng: SEMrush sẽ kiểm tra số lượng từ khóa mà website xếp hạng và hiệu suất SEO tổng thể của các từ khóa này. Ví dụ: Nếu một website đang xếp hạng cho nhiều từ khóa cạnh tranh, điểm Authority Score sẽ tăng cao.
Để đo Authority Score, đầu tiên bạn đăng nhập vào SEMrush. Vào tab Domain Overview vf nhập URL website bạn cần check. Ví dụ tương tự mình check website mình.
Sau đó, kết quả sẽ trả về điểm Authority Score như trên hình. Ngoài ra trên Dashboard còn trả về thêm nhiều thông tin khác Organic Traffic, Paid Traffic, Backlinks,…
Vậy Domain Authority bao nhiêu điểm là tốt?
Domain Authority (DA) được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 100, và điểm càng cao thì khả năng xếp hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm càng tốt. Tuy nhiên, không có một con số cố định nào để xác định DA “tốt” bởi điều này phụ thuộc vào lĩnh vực và đối thủ cạnh tranh của bạn. Dưới đây là cách hiểu về điểm DA:
- DA từ 1 đến 30 – Trang web mới hoặc phát triển yếu: Những website có DA từ 1 đến 30 thường là những trang web mới hoặc chưa có nhiều hoạt động tối ưu SEO, backlink. Đây thường là các website có sức mạnh nhỏ và khó cạnh tranh trên bảng xếp hạng. Ví dụ: Một blog cá nhân mới thành lập với ít nội dung và không có nhiều backlink từ các trang uy tín sẽ có DA trong khoảng này.
- DA từ 31 đến 50 – Website có tiềm năng phát triển: Đây là mức DA trung bình, biểu thị rằng website đã có một số lượng backlink nhất định và nội dung chất lượng. Tuy nhiên, vẫn cần cải thiện nhiều để vượt qua các đối thủ mạnh hơn.
Ví dụ: Một cửa hàng trực tuyến đã hoạt động vài năm và bắt đầu nhận được nhiều backlink từ các nguồn uy tín sẽ có DA ở mức này. - DA từ 51 đến 70 – Website mạnh trong lĩnh vực: Những trang web có DA trong khoảng 51 đến 70 thường là các trang web có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực. Website đã thu hút được nhiều backlink từ các trang có DA cao, tối ưu tốt về nội dung và SEO.
Ví dụ: Một trang tin tức lớn với nội dung phong phú và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội thường có DA từ 50 trở lên. - DA từ 71 đến 100 – Website hàng đầu: Đây là mức DA lý tưởng mà chỉ các website hàng đầu, có sức ảnh hưởng lớn và uy tín toàn cầu mới đạt được. Những trang web này có lượng backlink khổng lồ và được Google ưu tiên trên bảng kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Các trang web như Wikipedia, Facebook, hay Google đều có DA trên 90, vì chúng có lượng truy cập khổng lồ và backlink từ nhiều nguồn chất lượng.
Bạn cũng không nên chỉ so sánh DA của mình với các trang web lớn. Thay vào đó, bạn nên so sánh DA của mình với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
DA cao không có nghĩa là thứ hạng cao, nhưng nó sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO để cải thiện vị trí của website trên công cụ tìm kiếm.
Tóm lại, một Domain Authority “tốt” là con số giúp bạn dự đoán độ uy tín, cũng như khả năng có thể vượt qua đối thủ trong lĩnh vực của mình, từ đó thu hút lượng traffic chất lượng hơn và tạo lợi thế cạnh tranh.
Các bước tăng điểm Domain Authority cho website
Để tăng điểm DA website, ngoài việc yêu cầu kĩ năng SEO website, bạn cần có một chiến lược SEO tổng thể:
- Lựa chọn một domain tốt: Nếu là website mới hoàn toàn thì là bước đầu tiên bạn cần chọn 1 domain phải liên quan đến website/ngành của bạn, điều đó cũng ảnh hưởng đến việc cải thiện Domain Authority. Một domain tốt cần dễ nhớ, ngắn gọn, và có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn. Nên ưu tiên các đuôi domain phổ biến như .vn, .com, .net, hoặc .org để tăng uy tín. Ngoài ra, việc sử dụng domain đã có tuổi đời và lịch sử tốt cũng sẽ giúp SEO dễ hơn. Ví dụ, nếu bạn trong ngành giáo dục có thể chọn tên miền như “edu.com” để dễ nhận diện và tạo sự tin tưởng với người dùng.
- Tối ưu Onpage SEO: Đảm bảo rằng website của bạn được tối ưu SEO Onpage về cấu trúc và nội dung. Điều này bao gồm việc sử dụng tối ưu từ khóa chính xác, tiêu đề, meta descriptions, SEO ảnh, và cải thiện tốc độ tải trang,…
Ví dụ: Một trang web bán hàng có thể tối ưu các trang danh mục/sản phẩm bằng cách sử dụng từ khóa liên quan trong tiêu đề và mô tả sản phẩm để SEO từ khóa dài, thu hút nhiều traffic tự nhiên hơn. - Tạo Content chất lượng và liên tục: Tạo content chất lượng, đều đặn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện Domain Authority. Google và các công cụ tìm kiếm ưu tiên các website cung cấp thông tin mới, hữu ích, có giá trị cho người đọc. Nội dung càng hữu ích, càng dễ thu hút backlink từ các trang khác, đồng thời giữ chân người đọc. Do đó, bạn cần chú ý đến những tiêu chí sau khi tạo nội dung:
– Nội dung có chứa những thông tin chuyên môn, dẫn chứng
– Nội dung unique, không copy từ các bài viết, website khác
– Bài viết có sử dụng đa dạng từ ngữ, từ đồng nghĩa và từ khóa phụ
– Mật độ từ khóa phân bổ hợp lý, không nhồi nhét
Ví dụ: Một website về sức khỏe nên viết nhiều bài viết hướng dẫn về dinh dưỡng, thông tin về bệnh,… Nếu các bài viết này được cập nhật thường xuyên và đảm bảo chất lượng cao, nó sẽ thu hút người đọc quay lại và nhận thêm các backlink tự nhiên từ các nguồn uy tín. Từ đó sẽ cải thiện đáng kể điểm DA của website. - Xây dựng Backlink chất lượng : Tăng số lượng backlink từ các trang web uy tín, cùng ngành sẽ giúp tăng điểm DA của bạn. Mặc dù Google không công nhận nhưng thật sự thì Backlink vẫn ảnh hưởng đến SEO, bởi nó giống như là lá phiếu bầu làm tăng độ tin cậy, cải thiện thứ hạng SEO.
Ví dụ: Viết bài guest post cho các blog uy tín trong ngành của bạn, từ đó website nhận được backlink chất lượng về trang web của mình. Google sẽ đánh giá những bài viết từ những trang uy tín trỏ về website bạn, từ đó thứ hạng SEO bạn dần được cải thiện. - Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX): Google ưu tiên các trang web có trải nghiệm người dùng tốt. Website của bạn cần dễ sử dụng, tải nhanh và thân thiện với người dùng. Đồng thời bạn cần tối ưu cho cả thiết dị di động, đặc biệt khi thuật toán Google có tên là Mobile-Friendly ra mắt 2015, thì những website không tối ưu tốt cho điện thoại đều rớt top. Trang web được tối ưu cho thiết bị di động, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và thao tác, từ đó giữ chân họ lâu hơn. Khi tăng time-on-site đồng nghĩa thứ hạng SEO bạn sẽ tốt lên, từ đó tăng DA của website bạn.
- Loại bỏ hoặc từ chối các backlink xấu: Hiện nay vì nhiều doanh nghiệp nào cũng làm SEO, nên độ cạnh tranh cao, vì vậy nên có thể website bạn sẽ bị đối thủ chơi xấu bắn link bẩn nhằm giảm độ uy tín website bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ SEO web như Google Search Console để kiểm tra và từ chối các backlink xấu hoặc không liên quan để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực. Các liên kết này có thể làm giảm điểm DA của bạn.
- Tạo nội dung có Internal Links: Liên kết nội bộ vừa giúp điều hướng người dùng đến những gì họ tìm kiếm, đồng thời giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung cũng như cấu trúc website bạn.
Ví dụ: Khi bạn viết một bài blog mới, hãy liên kết đến các bài viết cũ liên quan trên website của bạn để tăng thời gian người dùng ở lại và cải thiện thứ hạng. - Quảng bá nội dung qua mạng xã hội: Việc quảng bá nội dung của website lên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn,… không chỉ giúp tăng sự hiện diện thương hiệu trên đa nền tảng, qua đó giúp tăng traffic, góp phần xây dựng uy tín cho website. Khi nội dung của bạn được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng này, khả năng nhận được backlink tự nhiên từ các nguồn đáng tin cậy cũng tăng lên.
Ví dụ: Nếu bạn viết một bài blog về chủ đề SEO và chia sẻ nó trên các group/forum trên Facebook, hoặc LinkedIn, các SEOer khác có thể thấy bài viết của bạn hữu ích và chia sẻ lại, hoặc đặt backlink từ trang của họ về bài viết của bạn. Điều này giúp nâng điểm DA vì backlink từ các website uy tín và liên quan sẽ ảnh hưởng tích cực đến website của bạn.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên IMTA đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến Domain Authority là gì, cũng như IMTA cũng cung cấp những cách để cải thiện DA để tăng cơ hội xếp hạng cao hơn của website trên kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số DA hoặc bạn quan tâm đến khóa học SEO thì vui lòng liên hệ với IMTA thông qua hotline nhé.