Cấu trúc Silo là một trong những kỹ thuật SEO hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều doanh nghiệp cũng như nhiều chuyên gia SEO triển khai. Một trang web có cấu trúc Silo không chỉ giúp củng cố nội dung toàn bộ trang web mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu và thu thập dữ liệu website nhanh hơn. Hôm nay IMTA sẽ giải thích tất tần tật về cấu trúc Silo là gì, Cũng như các bước xây dựng cấu trúc Silo cho website nhé.

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc website, trong đó nội dung được tổ chức thành nhiều thư mục (category) riêng biệt theo thứ bậc phân tầng dựa trên chủ đề chính và các chủ đề phụ. Các nội dung liên quan được nhóm lại với nhau theo cách logic và có hệ thống. Việc này giúp chia các nội dung ra những thư mục cùng chung chủ đề có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng.

Cấu trúc SILO
Cấu trúc SILO

Mỗi Silo chứa các nội dung liên quan đến chủ đề chính, qua đó giúp tăng độ liên quan của website trong mắt Google, đặc biệt khi website chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề chính. Cấu trúc này càng hiệu quả hơn nếu website của bạn bao gồm tất cả những nội dung đáp ứng được truy vấn chính mà người dùng tìm kiếm.
Để hiểu đơn giản, cấu trúc Silo làm rõ nội dung chính của website và phân chia những nội dung này thành các thư mục nhỏ hơn, giúp trả lời mọi thắc mắc của người dùng một cách chi tiết và có hệ thống.

So sánh cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng

Nhiều SEOer ngày nay vẫn lựa chọn sử dụng cấu trúc phẳng cho website của mình. Khác với Silo, thì cấu trúc phẳng sắp xếp tất cả các bài viết ngang hàng nhau, không phân biệt mức độ quan trọng của bài viết hay chủ đề. Cấu trúc này thường được áp dụng cho các trang blog đơn giản. Mặc dù cấu trúc phẳng vẫn có thể áp dụng cho website, nhưng theo quan điểm của IMTA, cấu trúc phân tầng (Silo) mới là sự lựa chọn tốt hơn cho. Ngoài việc tối ưu tốt cho SEO, cấu trúc Silo còn giúp hệ thống thông tin một cách có tổ chức, điều hướng người dùng chính xác theo mục đích và tránh sự lộn xộn.

Các loại cấu trúc Silo hiện nay

Silo vật lý là gì?

Silo vật lý là phương pháp nhóm nội dung silo mà chúng ta thường gặp nhất. Hai thành tố cốt lõi tạo nên cấu trúc silo vật lý là danh mục (category) và địa chỉ URL.
Ví dụ:
Bài viết về kiến thức SEO được IMTA đặt trong danh mục tài liệu SEO Website: “https://imta.edu.vn/seo/”.

Ở trong danh mục này, các bài viết liên quan đến chủ đề SEO sẽ gom chung hết vào category này. Những bài viết trong cùng 1 category chung chủ đề được đi link với nhau.

Silo ảo là gì?

Cấu trúc Silo ảo là dạng cấu trúc Internal Link của website bằng cách liên kết nhóm các trang, bài viết liên quan và tách rời những bài không liên quan ra, từ đó tăng sức mạnh cho các trang chính, các landing page chính của từng silo. Trong khi Silo vật lý yêu cầu các trang cùng chủ đề phải được xếp chung một thư mục, Silo ảo được hình thành dựa trên các Hypertext link giữa các trang có cùng chủ đề.
Thực tế, ngay cả khi không có Silo vật lý, việc liên kết các trang không liên quan thông qua Internal Link (Silo ảo) vẫn mang lại hiệu quả. Các công cụ tìm kiếm sẽ theo các liên kết này để crawl nội dung website của bạn. Do đó, việc sử dụng Silo ảo sẽ giúp tạo ra sự thống nhất về nội dung cho website, mang lại sức mạnh lớn thông qua việc liên kết các trang có nội dung liên quan.
Tóm lại, cả hai hình thức xây dựng cấu trúc Silo đều có lợi thế riêng. Khi xây dựng hoặc SEO cho website, IMTA khuyên bạn nên áp dụng cả hai phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất.

Silo có vai trò gì trong SEO website?

Vai trog của cáu trúc Silo đối với SEO Website
Vai trog của cáu trúc Silo đối với SEO Website

Cấu trúc Silo là một trong những yếu tố quan trọng để SEO Onpage. Dưới đây là bốn lý do chính để bạn áp dụng cấu trúc Silo cho website nhằm tối ưu SEO cho website:

Google dễ dàng tìm thấy website bạn hơn

Cấu trúc Silo tổ chức nội dung cùng chủ đề liên quan với nhau, và được liên kết chặc chẽ thông qua Internal Link. Sở dĩ đây cũng là phương pháp đi link hiệu quả để Google hiểu được trang web của bạn. Google Bot sẽ hiểu và thu thập dữ liệu website bạn nhanh hơn, qua đó giúp tăng tính thẩm quyền (Domain Authority) về chủ đề bạn đang viết.

Bởi vậy, hãy đảm bảo rằng mọi trang trên website bạn đều có liên kết mật thiết với nhau, qua đó sẽ mang lại lợi thế lớn khi tối ưu SEO.

Google dễ dàng hiểu nội dung

Cấu trúc Silo giúp nhóm các nội dung liên quan lại với nhau. Các internal link có mối liên quan nhất định khi cùng chủ đề về ngữ cảnh và nội dung, giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung của từng trang web.

Tăng trải nghiệm người dùng

Một cấu trúc Silo tốt không chỉ giúp Google hiểu nhanh website mà còn giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm thấy thông tin họ cần. Điều này cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng thời gian time-on-site trên trang và giảm tỷ lệ thoát trang.
Áp dụng cấu trúc Silo sẽ không chỉ giúp bạn cải thiện SEO mà còn tăng cường trải nghiệm người dùng, tạo ra một website có tổ chức và dễ hiểu.

Hướng dẫn 5 bước xây dựng cấu trúc Silo cho website trong SEO

Khi đã hiểu về cấu trúc Silo là gì thì bạn nên áp dụng cấu trúc Silo để xây dựng cấu trúc content website mình ngay. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng cấu trúc Silo gồm 5 bước từ IMTA.

Bước 1: Xác định chủ đề Website và định hướng phát triển

Để bắt đầu xây dựng cấu trúc Silo, trước tiên bạn cần xác định rõ chủ đề chính của website và hướng phát triển của nó, từ khóa chính và từ khóa phụ cũng như định hướng phát triển content website.

Để xác định rõ về chủ đề website, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, hay Keywordtool để xem trong dịch vụ, sản phẩm bạn đang SEO những từ khóa nào. Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cùng ngành để xem chiến lược SEO, từ khóa,… của đối thủ ra sao.

Nếu có thể bạn cũng nên lựa chọn tên miền phù hợp với mục đích của website để Google có thể nhận diện nhanh chóng. Ngoài ra, việc nghiên cứu đối thủ bằng các công cụ seo web về cấu trúc silo đang xây dựng như thế nào cũng quan trọng để có thể tham khảo.

Bước 2: Tiến hành xây dựng cấu trúc Silo

Ở bước này, bạn cần xác định đâu là trang chính với nội dung chính, những chùm nội dụng cùng chủ đề. Các bài viết và nội dung sẽ được phân bổ vào từng Silo để tạo nên cấu trúc hệ thống logic và có tổ chức. Bởi Google sẽ thu thập và đánh giá dự trên những nội dung đã index, cùng với hệ thống đi link. Nên việc xác định nội dung chính, nội dung phụ là rất quan trọng để đi link.

Bước 3: Sử dụng các liên kết để tăng tính liên quan và chuyên môn

Sau khi xây dựng cấu trúc Silo, bạn cần tận dụng các loại liên kết để gia tăng sức mạnh của website.

  • Internal Link: Liên kết các nội dung liên quan với nhau. Những nội dung này đảm bảo phải liên quan với nhau và dẫn dắt người đọc đến trang đích. Lưu ý bạn cũng nên sử dụng anchor text là từ khóa chính bạn muốn SEO.
  • Inbound Link: Những liên kết từ các trang web khác trỏ về website của bạn (backlink). Nhưng backlink này từ những trang uy tín sẽ giúp thứ hạng từ khóa bạn được cải thiện nhanh chóng.
  • Outbound Link: là liên kết từ trang web của bạn đến các trang web khác có liên quan cùng nội dung. Đi Outbound Link để tăng tính tín nhiệm và minh chứng cho Google về sự uy tín của bạn.

Bước 4: Triển khai nội dung liên quan đến cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo sẽ giúp việc phát triển và quản lý nội dung trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, để triển khai các bài viết chất lượng, bạn nên tham khảo các website đối thủ để nắm bắt số lượng và chất lượng bài viết của họ, từ đó tạo tiền đề đế phát triển hệ thống bài viết bạn tốt hơn.

Bước 5: Phát triển cấu trúc Silo

Cuối cùng, đảm bảo mỗi trang Silo được hoàn thiện trước khi chuyển sang trang Silo khác. Điều này giúp đảm bảo cấu trúc Silo của bạn bền vững và tối ưu hơn cho SEO.

Nhược điểm của Cấu trúc Silo

Mặc dù cấu trúc silo là một phương pháp tối ưu SEO hiệu quả, nhưng nó cũng có một số nhược điểm mà những người mới học khóa học SEO cần lưu ý:

  • Khó khăn trong việc tối ưu cho các từ khóa khác: Các từ khóa phải được sắp xếp vào các danh mục phù hợp, điều này có thể làm giảm khả năng tối ưu cho các từ khóa khác ngoài chủ đề chính.
  • Khó khăn trong việc tạo liên kết đến các trang khác: Các trang con trong cấu trúc silo có thể không được liên kết với nhau, làm giảm khả năng xây dựng liên kết giữa các trang và ảnh hưởng đến độ tin cậy của trang web trong mắt các công cụ tìm kiếm.
  • Phù hợp với các trang web có quy mô lớn: Cấu trúc silo phù hợp với các trang web lớn, có nội dung phong phú và phức tạp. Các trang web nhỏ và đơn giản có thể không tận dụng được hết lợi ích của cấu trúc này.
  • Yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao: Việc tạo và quản lý cấu trúc silo đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao.
  • Cần thời gian và công sức đầu tư: Xây dựng cấu trúc silo đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức để thiết kế, tạo nội dung và phân loại vào các danh mục phù hợp, điều này có thể làm chậm quá trình phát triển trang web.
  • Không phù hợp với một số lĩnh vực: Các lĩnh vực có nội dung phức tạp và đa dạng như trang web tin tức hoặc blog đơn giản có thể không phù hợp với cấu trúc silo.

Kết luận

Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về cấu trúc Silo là gì, cũng như các bước triển khai cấu trúc Silo cho website. Mặc dù có một số nhược điểm như giới hạn tính đa dạng của nội dung, yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao và đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức.

Để đạt hiệu quả, bạn nên xem liệu cấu trúc Silo có phù hợp với website mình hay không. Khi áp dụng đúng cách, cấu trúc silo sẽ giúp nâng cao thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng truy cập lớn từ khách hàng tiềm năng.


Digital Marketing IMTA SEO WebsiteCấu trúc Silo là gì? Hướng dẫn xây dựng cấu trúc Silo cho Website