Nghiên cứu thị trường là một quá trình quan trọng không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào trong việc xác định nhu cầu, khả năng phát triển của thị trường và xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh cho doanh nghiệp. Vậy nghiên cứu thị trường là gì? Làm thế nào để nghiên cứu thị trường trong Marketing?

Trong bài viết này, cùng IMTA tìm hiểu về nghiên cứu thị trường, quy trình nghiên cứu trong Marketing của doanh nghiệp và cách áp dụng vào thực tế qua những ví dụ trong bài viết này.

Những nội dung chính cần chú ý về nghiên cứu thị trường trong bài viết này:

  • Nghiên cứu thị trường là gì?
  • Vai trò của nghiên cứu thị trường trong Marketing
  • Các phương pháp nghiên cứu thị trường
  • Các bước nghiên cứu thị trường
  • Những sai lầm khi nghiên cứu thị trường

1. Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là quá trình doanh nghiệp thu thập thông tin, phân tích thông tin đã thu thập được và diễn giải, đánh giá thông tin về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,… để doanh nghiệp có thể nắm được xu hướng phát triển của thị trường, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và khi thực hiện các chiến dịch Marketing.

Nghiên cứu thị trường trong tiếng anh là Market Research, đây là một trong những quy trình nghiên cứu quan trọng đối với doanh nghiệp. Mục tiêu của Marketing Research (Nghiên cứu thị trường) là giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là gì
Nghiên cứu thị trường (Market Research) là gì

2. Vai trò của nghiên cứu thị trường trong Marketing

Có thể thấy rằng, hiện nay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng trước khi xây dựng chiến lược Marketing Online. Chính vì vậy, trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nghiên cứu thị trường (Market Research) đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing của doanh nghiệp.

Vai trò của nghiên cứu thị trường trong Marketing
Vai trò của nghiên cứu thị trường trong Marketing
  • Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu: Nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định được ai là đối tượng khách hàng mục tiêu, họ có nhu cầu gì, thường thực hiện hành vi mua sắm như thế nào,… Từ đó giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, tạo ra các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu và cá nhân hóa thông điệp truyền thông phù hợp với khách hàng.
  • Đánh giá đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Khi nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp sẽ có thể xác định được vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định điểm mạnh, điểm yếu,… từ đó doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp hơn để cạnh tranh với đối thủ.
  • Xác định xu hướng thị trường: Xu hướng Digital Marketing cũng như xu hướng thị trường ngành hàng/dịch vụ ngày càng thay đổi, việc nghiên cứu thị trường (Market Research) giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng thị trường, dự đoán được nhu cầu của khách hàng và những thay đổi trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kịp thời và phù hợp với xu hướng.
  • Xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả: Từ những dữ liệu doanh nghiệp thu thập được qua việc nghiên cứu thị trường, thì từ đây doanh nghiệp đã có thể ứng dụng vào trong các chiến lược Marketing Mix, chiến lược thâm nhập thị trường,… để đảm bảo chiến dịch Marketing sẽ nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: Việc nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp sẽ có thể giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh rất lớn, bởi khi doanh nghiệp đã nghiên cứu thị trường thì sẽ tối ưu được ngân sách Marketing, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hơn, hoạch định chiến lược Marketing,…một cách phù hợp nhất đối với tình hình thị trường hiện tại và khả năng của doanh nghiệp.

3. Các phương pháp nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường có nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách và phạm vi nghiên cứu của doanh nghiệp. Có 2 phương pháp nghiên cứu thị trường thường được sử dụng nhất là: nghiên cứu thị trường sơ cấp và nghiên cứu thị trường thứ cấp.

Các phương pháp nghiên cứu thị trường
Các phương pháp nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Research)

Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Research) là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được thông tin chính xác, cụ thể, chi tiết, hiểu rõ được hành vi, thói quen và nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Các phương pháp nghiên cứu thị trường sơ cấp thường được sử dụng như:

Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Research)
Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Research)

Khảo sát (Surveys)

Khảo sát là một trong những phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến nhất khi nghiên cứu thị trường, được sử dụng để thu thập thông tin trực tiếp của khách hàng qua những câu hỏi được thiết kế sẵn.

Mục đích của khảo sát trong nghiên cứu thị trường là giúp doanh nghiệp thu thập được nhân khẩu học của khách hàng, hiểu rõ được nhu cầu và hành vi của khách hàng, đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, đánh giá mức độ ảnh hướng của các chiến dịch Marketing như khuyến mại, giảm giá,….

Hình thức khảo sát thường được sử dụng nhiều nhất là khảo sát trực tuyến qua các nền tảng bằng Google Forms, để có thể tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng, dễ dàng thực hiện.

Ưu điểm của khảo sát:

  • Thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng từ nhiều tệp khách hàng khác nhau.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp nghiên cứu thị trường khác.
  • Dễ dàng phân tích, tổng hợp và báo cáo kết quả khảo sát bằng Google Forms.

Nhược điểm của khảo sát:

  • Thiếu độ chính xác cao vì khách hàng có thể không đọc kỹ câu hỏi.
  • Không thu thập được dữ liệu chi tiết mà chỉ thu thập được một cách chung chung, khái quát.
  • Khảo sát sẽ tốn thêm thời gian phân tích và đánh giá lại kết quả.

Phỏng vấn (Interviews)

Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu thị trường mà trong đó, doanh nghiệp sẽ thu thập được thông tin trực tiếp từ khách hàng qua các cuộc trò chuyện.

Mục đích của phỏng vấn là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, thói quen và các phản hồi, suy nghĩ, đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ dựa vào trải nghiệm, quan điểm của mỗi cá nhân.

Hình thức phỏng vấn thường được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại cửa hàng hoặc một địa điểm sự kiện của doanh nghiệp.

Ưu điểm của phỏng vấn:

  • Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ.
  • Tạo cơ hội xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng hơn.
  • Linh hoạt, dễ điều chỉnh dựa trên phản hồi của khách hàng được phỏng vấn.

Nhược điểm của phỏng vấn:

  • Tốn nhiều thời gian và chi phí khi thực hiện phỏng vấn.
  • Người phỏng vấn cần có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý tình huống tốt khi thực hiện phỏng vấn.
  • Tỷ lệ khách hàng từ chối phỏng vấn có thể rất cao.

Thảo luận nhóm (Focus Groups)

Thảo luận nhóm là phương pháp nghiên cứu những nhóm khách hàng tiềm năng nhỏ (khoảng 5 – 10 người) cùng thảo luận về một sản phẩm/dịch vụ hoặc về thương hiệu.

Mục đích của thảo luận nhóm là giúp doanh nghiệp khám phá thêm nhiều ý kiến, quan điểm của khách hàng, để từ đó hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng mục tiêu trước khi phát triển sản phẩm/dịch vụ mới hoặc triển khai chiến dịch marketing mới trên thị trường.

Ưu điểm của thảo luận nhóm:

  • Thu thập được thông tin, quan điểm chi tiết của khách hàng.
  • Tìm ra được nhiều ý kiến, ý tưởng mới cho sản phẩm/dịch vụ, chiến lược Marketing mới.
  • Thu thập được nhiều ý kiến của nhiều khách hàng cùng một lúc.

Nhược điểm của thảo luận nhóm:

  • Tốn kém thời gian và chi phí khi thực hiện thảo luận nhóm.
  • Không mang tính đại diện cho toàn bộ khách hàng và khó kiểm soát khi thảo luận.
  • Bị ảnh hưởng nhiều bởi người điều hành cuộc thảo luận nhóm.

Quan sát (Observations)

Quan sát là phương pháp mà doanh nghiệp sẽ âm thầm theo dõi các hành vi, thói quen, các hoạt động của khách hàng trên các nền tảng và trên thị trường thực tế.

Mục đích của quan sát là hiểu rõ được các hành vi thực tế của khách hàng thay vì đặt câu hỏi để khách hàng trả lời và biết được các hành động của khách hàng khi mua sắm.

Ưu điểm của quan sát:

  • Thu thập được dữ liệu thực tế dựa trên hành vi hoạt động của khách hàng.
  • Xác định được nhiều vấn đề hoặc nỗi đau của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà không tiện nói ra.

Nhược điểm của quan sát:

  • Không cung cung cấp được số liệu hoặc dẫn chứng cụ thể.
  • Tốn nhiều thời gian để thực hiện quan sát khách hàng.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Research)

Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Research) là phương pháp thu thập các dữ liệu đã có sẵn trên thị trường, thay vì doanh nghiệp phải tự đi thu thập dữ liệu mới như phương pháp nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Research).

Phương pháp nghiên cứu thị trường thứ cấp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thời gian và chi phí để thu thập dữ liệu, đồng thời giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường và xu hướng phát triển của ngành hàng/dịch vụ trong thời đại Marketing số hiện nay.

Để thu thập thông tin trên thị trường thứ cấp (Primary Research), doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu được từ 2 nguồn chính:

Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Research)
Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Research)
  • Nguồn dữ liệu bên ngoài như báo cáo thị trường, báo cáo tài chính,… từ các nguồn uy tín, lớn trên thị trường.
  • Nguồn dữ liệu nội bộ như báo cáo doanh thu, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, báo cáo Marketing, báo cáo dữ liệu của khách hàng,….

4. Các bước nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường được thực hiện theo quy trình 6 bước để doanh nghiệp có thể thu thập thông tin, phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu thập được:

Các bước nghiên cứu thị trường
Các bước nghiên cứu thị trường

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu của doanh nghiệp

Xác định mục tiêu nghiên cứu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, nếu xác định mục tiêu sai thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch Marketing, tốn thời gian, chi phí và ngân sách của doanh nghiệp.

Để có thể xác định mục tiêu nghiên cứu một cách hiệu quả và chính xác nhất, doanh nghiệp cần phải xác định được:

  • Vấn đề kinh doanh mà doanh nghiệp đang gặp phải là gì? (Ví dụ: doanh số bán hàng giảm, doanh nghiệp sắp cho ra mắt sản phẩm mới,…)
  • Doanh nghiệp đang muốn nghiên cứu vấn đề gì ở thị trường? (Ví dụ: khách hàng tiềm năng là ai, mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng, hiệu quả của các chiến dịch Marketing, nhu cầu của khách hàng,…)
  • Kết quả mong đợi của doanh nghiệp sau khi nghiên cứu thị trường là gì? (Ví dụ: hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, đánh giá tiềm năng của sản phẩm,…)

Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường là bước thứ 2 sau khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu nghiên cứu. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu quả khi thực hiện thu thập dữ liệu trên thị trường.

Tùy vào mục tiêu nghiên cứu, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp nghiên cứu thị trường là: Nghiên cứu sơ cấp (Primary Research) Nghiên cứu thứ cấp (Secondary Research).

Bước 3: Thực hiện thu thập dữ liệu

Thực hiện thu thập dữ liệu là giai đoạn triển khai sau khi đã xác định được mục tiêu và lựa chọn được phương pháp nghiên cứu. Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp có đủ thông tin phục vụ cho quá trình phân tích thị trường.

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp qua các hình thức phỏng vấn, khảo sát, thảo luận nhóm,… thì doanh nghiệp có thể xây dựng sẵn câu hỏi hoặc kịch bản phỏng vấn như:

  • Câu hỏi định tính: là những câu hỏi liên quan đến cảm nhận, ý kiến của khách hàng (ví dụ: Điều gì quan trọng nhất khi bạn lựa chọn một khóa học Digital Marketing?)
  • Câu hỏi định lượng: là những câu hỏi liên quan đến một số liệu cụ thể (ví dụ: Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho một khóa học SEO website)

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Để thu thập được dữ liệu thứ cấp trên thị trường, thì doanh nghiệp phải xác định được nguồn dữ liệu uy tín như báo chính phủ, báo cáo thị trường, dữ liệu phân tích từ Google Trends,… và so sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, phân tích và báo cáo.

Bước 4: Phân tích nghiên cứu thị trường (Market Research Analysis)

Market Research Analysis là bước quan trọng để doanh nghiệp xử lý các dữ liệu đã thu thập được và đưa ra kết luận cho quá trình nghiên cứu thị trường.

  • Xử lý, loại bỏ những dữ liệu đã thu thập được không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của doanh nghiệp.
  • Phân tích dữ liệu định lượng từ khảo sát thành bảng, biểu đồ, xác định tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình,….
  • Phân tích dữ liệu định tính từ phỏng vấn, thảo luận nhóm, quan sát bằng cách xác định chủ đề chính từ câu trả lời của khách hàng, xác định các yếu tố khiến khách hàng hài lòng hoặc chưa hài lòng về sản phẩm/dịch vụ,…

Sau khi phân tích dữ liệu, doanh nghiệp hoặc người làm nghiên cứu thị trường sẽ tổng hợp lại các kết quả vừa phân tích và đưa ra một kết luận, đề xuất cụ thể cho chiến lược Marketing.

Bước 5: Báo cáo kết quả đã phân tích

Khi đã hoàn thành xong phân tích nghiên cứu thị trường (Market Research Analysis), người nghiên cứu thị trường sẽ phải báo cáo lại kết quả đã phân tích thu thập được đến doanh nghiệp hoặc báo cáo kết quả cho đội ngũ Marketing.

Báo cáo kết quả đã phân tích sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhất về thị trường, khách hàng mục tiêu và đưa ra được các bước hành động cho chiến dịch tiếp theo của doanh nghiệp.

Bước 6: Xây dựng chiến lược Marketing và hành động

Xây dựng chiến lược Marketing và hành động là bước cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong việc nghiên cứu thị trường. Dựa vào những thông tin đã thu thập và phân tích được, thì ở bước này doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng hoàn chỉnh một chiến lược và lên kế hoạch hành động trong chiến dịch của mình.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết xây dựng chiến lược và hành động như thế nào? Tham khảo ngay Cách xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả, đơn giản, dễ dàng của IMTA để biết cách xây dựng một kế hoạch chiến lược toàn diện.

5. Những sai lầm khi nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường (Market Research) giúp doanh nghiệp hiểu rõ được xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, nếu thực hiện nghiên cứu thị trường sai thì dẫn đến việc thu thập dữ liệu sai, kém hiệu quả, gây lãng phí ngân sách nguồn lực và ảnh hưởng nặng hơn nữa là dẫn đến toàn bộ chiến dịch Marketing của doanh nghiệp không hiệu quả.

Một số những sai lầm khi nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp thường gặp phải như:

Những sai lầm khi nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp
Những sai lầm khi nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp
  • Không xác định mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể sẽ khiến việc thu thập dữ liệu bị lan man, chung chung và không mang lại giá trị cho việc nghiên cứu.
  • Lựa chọn pháp nghiên cứu không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu sẽ tốn rất nhiều thời gian và ngân sách để nghiên cứu mà vẫn không tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu để thu thập dữ liệu.
  • Thu thập dữ liệu không đầy đủ hoặc không chính xác sẽ khiến doanh nghiệp không hiểu rõ được thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hàng,… và dẫn đến kết quả nghiên cứu thị thị trường bị sai lệch hoàn toàn.
  • Không áp dụng kết quả nghiên cứu vào chiến lược Marketing sẽ khiến doanh nghiệp không thể xây dựng được chiến lược đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ.

6. Ví dụ về nghiên cứu thị trường

Để hiểu rõ hơn về nghiên cứu thị trường, dưới đây là ví dụ về nghiên cứu thị trường của Vinamilk đã được áp dụng vào thực tế và đã thành công:

Ví dụ về nghiên cứu thị trường của Vinamilk
Ví dụ về nghiên cứu thị trường của Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu sữa lớn nhất hàng đầu tại Việt Nam ra đời vào năm 1976. Để có thể thành công chiếm lĩnh thị trường sữa tươi, Vinamilk đã không ngừng nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về nhu cầu của người tiêu dùng, xu hướng của ngành sữa và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu nghiên cứu của Vinamilk trên thị trường là tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng đối với các loại sữa tươi, đặc biệt hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu chính là trẻ em khắp các tỉnh thành tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu được Vinamilk sử dụng là:

  • Khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến của khách hàng về bao bì, giá cảm hương vị, chất lượng của sản phẩm,…
  • Thường tổ chức phỏng vấn và cho khách hàng trải nghiệm dùng thử sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị,… để thu thập phản hồi và ý kiến của các khách hàng có con nhỏ.
  • Thu thập dữ liệu, số liệu thống kê từ các báo cáo thị trường ngành sữa tại Việt Nam và phân tích các chiến lược STP, chiến lược phân phối của các đối đối thủ như TH True Milk, Dutch Lady,.. để điều chỉnh cho chiến lược của Vinamilk

Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, Vinamilk đã cho ra mắt sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% Organicsữa tươi tiệt trùng Vinamilk Green Farm, được cải tiến bao bì trông bắt mắt hơn, đáp ứng được nhu cầu sữa tươi của trẻ em.

Ngoài ra, Vinamilk còn mở rộng thêm kênh phân phối tại các cửa hàng bán lẻ và lấn sang các sàn thương mại điện tử như TikTok Shop với Shopee,… để tiếp cận tệp khách hàng online.

7. Những câu hỏi thường gặp về nghiên cứu thị trường

8. Tổng kết

Nghiên cứu thị trường (Market Research) không chỉ là thu thập dữ liệu, mà còn là một yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược kinh doanh Marketing phù hợp với xu hướng thị trường và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghiên cứu thị trường trong Marketing của doanh nghiệp, qua các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu từ khảo sát, phỏng vấn, quan sát,… đến phân dữ liệu thứ cấp từ các dữ liệu có sẵn trên thị trường. Cùng với ví dụ cụ thể từ Vinamilk sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược Marketing phù hợp, tối ưu hóa sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho doanh nghiệp của mình nhé!

Digital Marketing IMTA Digital MarketingNghiên cứu thị trường là gì? Ví dụ về nghiên cứu thị trường