Google Keyword Planner là công cụ phân tích từ khóa mạnh mẽ của Google đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược nội dung quảng cáo hay SEO Website. Với khả năng cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng tìm kiếm, lượng tìm kiếm hàng tháng, hay đề xuất từ khóa liên quan,… Keyword Planner Google không chỉ là một công cụ hữu ích cho những người làm tiếp thị trực tuyến mà còn là một cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng trong thời kỳ 4.0.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Keyword Planner là gì? Cách đăng ký và nghiên cứu một bộ từ khóa bằng Google Keyword Planner tool.
1. Google Keyword Planner là gì?
Google Keyword Planner (hay Google Keyword tool) là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí do Google phát triển tích hợp trong nền tảng quảng cáo của Google Ads, được sử dụng để nghiên cứu từ khóa cho chiến dịch quảng cáo (Facebook, Google) hoặc các chiến lược SEO nhắm đến mục tiêu đối tượng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm.
Lợi ích của công cụ Keyword Planner của Google:
- Nghiên cứu từ khóa: Một chiến lược quảng cáo có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Với Google Keyword Planner Tool giúp bạn biết được số lượt tìm kiếm trung bình của từ khóa trong một tháng, xem đề xuất các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc trang web của bạn đó. Từ đó biết được nhu cầu của khách hàng để tính toán được chiến lược quảng cáo cho phù hợp
- Là công cụ miễn phí: Keyword Planner của Google là bản miễn phí dành cho bạn, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí thay vì phải bỏ tiền thuê các tool trả phí khác. Tuy nhiên Google Keyword Planner miễn phí vẫn tích hợp được nhiều tính năng hay hỗ trợ tốt trong việc nghiên cứu từ khóa.
- Cho phép xuất file về máy: tối ưu hóa trải nghiệm, cho phép người dùng xuất file Excel hoặc Google Sheet, để dễ dàng xem và thao tác trực tiếp trên file thay vì chỉ tìm kiếm từ khóa như Keyword Tool.
Công cụ này đã mang đến hiệu quả lớn trong việc tạo nội dung bài viết. Nó sẽ giúp bạn hướng đến gần đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn.
- Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
- Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp
2. Cách đăng ký tài khoản Google Keyword tool
Bước 1: Truy cập vào đường link https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/keyword-planner/, tại góc trái bên trên màn hình, bạn click vào nút đăng nhập và nhập tài khoản email của bạn.
Bước 2: Xuất hiện màn hình xác nhận thông tin doanh nghiệp. Bạn hãy điền các thông tin trên thuộc tính:
- Quốc gia đang làm việc.
- Múi giờ theo quốc gia.
- Đơn vị tiền tệ theo quốc gia.
- Hướng dẫn chiến dịch kế hoạch hóa cá nhân: Google gọi điện cho một số nhà quảng cáo để cung cấp đề xuất được cá nhân hóa (Không phải tất cả các nhà quảng cáo đều sẽ nhận được cuộc gọi).
- Thông tin mẹo, khuyến mãi, thử nghiệm… qua email.
- Sau khi đã điền xong nhấn gửi.
Bước 3: Lúc này đã đăng ký thành công rồi. Hãy click vào “khám phá công cụ lập kế hoạch từ khóa” để trải nghiệm những tính năng của nó.
3. Hướng dẫn phân tích từ khóa bằng Google Keyword planner
3.1 Truy cập công cụ Google Keyword Planner
Để truy cập và sử dụng được Google Keyword Planner miễn phí bạn cần có một tài khoản đã tạo trước đó. Nếu chưa có hãy làm theo hướng dẫn ở phần đề mục thứ 2 để tạo tài khoản.
Sau khi đã đăng nhập, tiếp theo bạn click vào “công cụ” -> “Lập kế hoạch” -> “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”.
Sẽ có 2 tính năng cho bạn lựa chọn là: “Khám phá từ khóa mới” và “Nhận lượng thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm”. Hai tính năng này đều có thể nghiên cứu tạo ra bộ từ khóa bạn mong muốn. Tuy nhiên, tính năng thứ hai tối ưu thông số cho chạy quảng cáo Google Ads vì có tích hợp chỉ số liên quan đến quảng cáo, còn “Khám phá từ khóa mới” sẽ thiên về việc nghiên cứu từ khóa thông thường cho chiến dịch SEO.
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu từ khóa SEO theo tính năng “khám phá từ khóa mới”
3.2 Khám phá từ khóa mới
Giống như mô tả, tính năng này cực kỳ hữu ích cho binh tìm những từ khóa mới, những từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà bạn triển khai.
Bạn hãy nhập sản phẩm, dịch vụ hoặc chủ đề mà bạn muốn. Có thể nhập nhiều cụm từ khóa để công cụ phân tích.
Ví dụ: Tôi đang phân tích từ khóa để lên bài về “Google Keyword Planner” thì tôi có thể nhập key: Google Keyword Planner, công cụ nghiên cứu từ khóa của Google,…
Bạn có thể nhập một trang web để phân tích các từ khóa mở rộng hoặc không cần có thể bỏ qua.
Sau khi đã điền hết thông tin, hãy click vào nhận kết quả để phân tích.
Với tùy chọn “Bắt đầu bằng một trang web” sẽ phân tích tổng thể từ khóa của một website, cần nhiều kĩ thuật chuyên sâu hơn. Bài viết này tôi chỉ hướng dẫn cách phân tích cho một chủ đề cụ thể.
3.3 Chọn lọc kết quả phù hợp
Màn hình sẽ hiển thị ra một bảng kết quả phân tích từ khóa sắp xếp theo mức độ liên quan và các công cụ chọn lọc cho bạn. Hãy xem qua nội dung kết quả mà Google Keyword Tool đã phân tích và bắt đầu lọc kết quả.
Các thẻ tùy chọn:
- Vị trí: chọn thị trường quốc gia mà bạn đang nhắm đến.
- Ngôn ngữ: chọn ngôn ngữ của từ khóa
- Nền tảng tìm kiếm: chỉ tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của Google hay bao gồm các đối tác của Google như Youtube, Google New,…
- Khoản thời gian: phân tích chỉ số của bộ từ khóa chỉ trong khoản thời gian bạn đã chọn.
- Mở rộng thông tin tìm kiếm: công cụ sẽ gợi ý một số key liên quan để mở rộng chủ đề nội dung
Ví dụ: Kết quả dưới đây tôi đang chọn theo mục tiêu tôi nhắm đến là quốc gia Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt, nền tảng tìm kiếm Google và khoản thời gian trong năm 2023.
Thêm bộ lọc:
Click vào biểu tượng chiếc phễu phía trên cột “từ khóa” sẽ hiển thị danh sách gợi ý các bộ lọc theo giá trị nhập vào.
Ví dụ: Tôi chọn vào bộ lọc từ khóa và nhập vào giá trị “trả phí”, chọn “đối sánh văn bản”(văn bản chứa từ khóa) thì kết quả sẽ trả về những từ khóa có chứa từ “trả phí” hoặc chọn “đối sáng ngữ nghĩa” thì sẽ trả ra những từ khóa có nghĩa tương tự.
Các chế độ xem kết quả:
- Sửa đổi cột: cho phép hiển thị ít hoặc nhiều theo các cột bạn đã chọn.
- Chế độ xem: xem theo từ khóa hoặc nhóm từ khóa.
- Tải ý tưởng từ khóa xuống: tính năng này của Google Keyword Planner khá hữu ích, cho phép bạn tải bảng kết quả phân tích từ khóa dưới dạng Excel hoặc Google Sheet để có thể thao tác trực tiếp trên dữ liệu này.
- Sắp xếp kết quả hiển thị: Click vào cột bất kỳ để xem được kết quả hiển thị sắp xếp tăng/giảm dần, mức độ liên quan…theo chỉ số cốt đó.
Sau khi đã hoàn tất các chế độ lọc, bảng kết quả sẽ thay đổi theo chế độ lọc và cho ra những kết quả phù hợp. Tiếp theo đây, bạn cần phân tích và chọn ra bộ từ khóa tiềm năng.
3.4 Phân tích dữ liệu và chọn lọc bộ từ khóa
Sau khi đã có được bảng kết quả chọn lọc, bạn cần hiểu về các chỉ số phân tích của Google Keyword Planner để chọn lọc được bộ từ khóa tiềm năng cho mình:
- Từ khóa – theo mức độ liên quan (Keyword – by relevance): Các từ khóa có liên quan đến từ khóa tìm kiếm được Google phân tích.
- Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng (Avg. monthly searches): Cho biết lượng truy cập trung bình của người dùng vào từ khóa này trong 1 tháng. Chỉ số này thể hiện cho sự quan tâm của người dùng ít hay nhiều thông qua từ khóa đó.
- Thay đổi so với cùng kỳ năm trước (Y.Y Change): Tỷ lệ tăng giảm lượt tìm kiếm của tháng gần nhất so với tháng đó của năm trước. Ví dụ: tháng gần nhất là tháng 2/2024 thì sẽ so sánh với tháng 2/2023.
- Cạnh tranh (Competition): Cho biết mức độ cạnh tranh vị trí xuất hiện quảng cáo của từ khóa đó, được xác định bởi số lượng nhà quảng cáo đặt giá thầu cho mỗi từ khóa có liên quan đến tất cả từ khóa có trên Google. Điều này không liên quan SEO nhưng rất hữu ích với chạy quảng cáo.
- Giá thầu đầu trang – thấp (Top of page bid – low range): Là giá thầu ước tính chi trả để quảng cáo của bạn được xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm của Google. Nếu giá trị càng thấp thì sẽ càng tiết kiệm chi phí cho mỗi lần truy cập của người dùng.
- Giá thầu đầu trang – cao (Top of page bid – hight range): Là giá thầu ước tính chi trả để đảm bảo quảng cáo của bạn luôn xuất hiện ở vị trí đầu trang trên kết quả tìm kiếm của Google. Nếu giá trị càng cao sẽ càng tăng khả năng xuất hiện ở vị trí cao, thu hút sự chú ý của người dung. Nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí quảng cáo của bạn.
- Tỉ lệ hiển thị quảng cáo (Ad impression share): Đo lường tỷ lệ mà quảng cáo của bạn xuất hiện so với tổng số lượt tìm kiếm có liên quan. Chỉ số này có thể giúp bạn hiểu được mức độ hiệu suất và khả năng hiển thị của chiến dịch quảng cáo của bạn trên Google.
- Thay đổi trong ba tháng (Three months Change): chỉ số này giúp bạn biết được xu hướng thị trường biến động của từ khóa được so sánh giữa tháng gần nhất và 2 tháng trước đó. Ví dụ: từ khóa “áo len” ở thời điểm hiện tại là mùa đông và có chỉ số thay đổi > 0, nghĩa là xu hướng tìm kiếm của từ khóa này tăng hơn so với hai tháng trước là vào mùa thu.
Đến đây là bạn đã biết được ý nghĩa của các chỉ số trên Google Keyword Planner tool, giờ hãy bắt đầu chọn ra những từ khóa tiềm năng cho bài viết quảng cáo hoặc nội dung trang web của bạn. Nếu bạn vẫn còn đang lan man chưa biết cách chọn lọc như thế nào thì phần sau đây tôi sẽ phân tích thực tế một chủ đề để bạn tham khảo.
4. Ví dụ thực tế cách nghiên cứu từ khóa cho một chủ đề
Tôi muốn lên một bài viết cho website mình về chủ đề “Khóa học SEO từ cơ bản đến nâng cao – IMTA”.
Ta không thể chọn key chính “Khóa học” vì chủ đề quá rộng, có thất nhiều khóa học nên không thể xác định được khóa học SEO là thứ tôi đang hướng đến, hoặc key “IMTA” vì đây chỉ là một thương hiệu. Vậy từ khóa tôi nên chọn nhất là “Khóa học SEO”.
Từ keyword đã chọn, tôi có thể suy ra các từ khóa liên quan như: đào tạo SEO, khóa học SEO Google, khóa học SEO tphcm (vì đối tượng tham gia khóa học tôi nhắm đến chính ở khu vực tpHCM)…
Tôi bắt đầu phân tích cùng Google Keyword Planner tool và chọn “khám phá từ khóa mới” để phân tích từ khóa của mình.
Bước 1: Nhập các từ khóa đã phân tích phía trên, sau đó nhấn nhận kết quả.
Bước 2: Lọc tùy chọn
- Quốc gia: Tất nhiên tôi chọn “Việt Nam”, vì như đã nói trước đó, đối tượng khách hàng tôi muốn nhắm đến ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc Việt Nam. Ví dụ: Nếu bạn đang phân tích cho sản phẩm “thực phẩm organic” và nhắm đến thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… thì bạn có thể chọn cùng lúc nhiều quốc gia khác nhau để phân tích.
- Ngôn ngữ: “Tiếng Việt”, vì đang là thị trường trong nước Việt Nam. Bạn có thể chọn “English” đối với thị trường quốc tế hoặc một ngôn ngữ quốc gia mà bạn nhắm đến.
- Nền tảng tìm kiếm: Tôi chọn “Google” chứ không phải “Google và các đối tác tìm kiếm”, vì tôi đang nghiên cứu một bộ từ khóa để tối ưu SEO. Chọn “Google và các đối tác tìm kiếm” nếu bạn đang muốn kết hợp quảng cáo trên đối tác tìm kiếm của Google như Youtube, Google New, Google Shopping,…
- Khoảng thời gian: Tôi chọn khoản thời gian 12 tháng gần đây nhất. Điều này tùy thuộc vào chủ đề của bạn mà chọn sao cho phù hợp.
Bước 3: Thêm bộ lọc
Vì Google Keyword Planner tool được Google phát triển nhằm tối ưu cho quảng cáo nên những tùy chọn ở “thêm bộ lọc” sẽ hữu ích hơn nến bạn muốn chạy quảng cáo. Phần này tôi sẽ không lọc gì vì những lựa chọn trong bộ lọc không cần thiết với tôi lúc này.
Bước 4: Xem kết quả
Đối với bài viết để SEO thì tôi quan tâm đến chỉ số “ số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng” là chính nên sẽ lọc kết quả sắp xếp giảm dần theo chỉ cố này. (Bạn có thể kéo xuống dưới cuối trang kết quả và chọn “số hàng hiển thị” với số lớn hơn để xem được nhiều từ khóa hơn trên một trang nhé).
Hãy cùng xem bảng kết quả dưới đây:
“Từ khóa bạn cung cấp” là những từ khóa tôi đã nhập ở bước đầu.
“Ý tưởng từ khóa” là những từ khóa liên quan mà công cụ Google Keyword Planner đã phân tích và đề xuất cho tôi.
Bước 5: Chọn bộ từ khóa tiềm năng
Với bước này thông thường tôi sẽ tải xuống bảng Excel hoặc Google Sheet để xem và thao tác trực tiếp.
Vậy là tôi đã có một bộ từ khóa cho chủ đề “Khóa học SEO từ cơ bản đến nâng cao – IMTA”. Theo như số liệu, công cụ Google Keyword đã đề xuất 185 keyword có liên quan đến chủ đề này. Tôi sẽ chọn ra những từ khóa có lượt tìm kiếm lớn vì nó cho biết mức quan tâm của người dùng đến chủ đề này thông qua sự tìm kiếm từ khóa tương ứng trên công cụ tìm kiếm của Google, và một số từ khóa có sự liên quan nhưng lượt tìm kiếm thấp vì những từ này có thể là những thuật ngữ mới mà ít người biết.
Lưu ý: Có một số từ khóa có liên quan đến chủ đề bạn chọn nhưng lại khác ý định tìm kiếm của người dùng (Search intent), vì thế cần trải qua bước gôm nhóm từ khóa để lên nội dung theo một cụm chủ đề liên quan (topic cluster).
5. Một số công cụ nghiên cứu từ khóa khác
Dưới đây là một số công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến mà bạn có thể tham khảo thêm:
5.1 Keyword tool
Một công cụ chuyên phân tích từ khóa (bản miễn phí và trả phí). Keyword tool có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phân tích nhanh chóng. Thích hợp cho bạn phân tích từ khóa để lên chiến dịch quảng cáo.
Truy cập: https://keywordtool.io/
5.2 Ahref
Đây là công cụ hỗ trợ phổ biến cho các SEOer (bản miễn phí và trả phí). Ahref tích hợp nhiều tính năng phân tích Website, tối ưu SEO cho website của bạn, tính năng phân tích từ khóa cũng rất tiện ích khi cho phép chọn lọc nâng cao và phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Truy cập: https://ahrefs.com/
5.3 Semrush
Cũng giống như Ahref đây là công cụ phân tích Website, từ khóa hỗ trợ rất tốt cho các SEOer. Mặc dù ít tính năng hơn so với Ahref nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu phân tích tổng thể ở mức bình thường và chi phí sử dụng cũng thấp hơn Ahref.
Truy cập: https://www.semrush.com/
Với hướng dẫn về cách phân tích từ khóa bằng công cụ Google Keyword Planner mà tôi đã chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu và triển khai được trực tiếp cho dự án của mình. Đây chỉ là một phần nhỏ trong nội dung các khóa học về Digital Marketing tại IMTA, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin liên hệ để được tư vấn chi tiết về các khóa học theo nhu cầu của bạn nhé.
Các khóa học có nội dung phân tích từ khóa tại IMTA:
Đào tạo Digital Marketing tổng thể – IMTA
Đào tạo SEO Website tổng thể – IMTA
Đào tạo Google ADs cơ bản & chuyên sâu – IMTA
Đào tạo Facebook ADs cơ bản & chuyên sâu – IMTA