Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường đối thủ trong ngành. Từ đó đặt ra những kế hoạch cạnh tranh và mục tiêu cụ thể cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp được chi tiết và hiệu quả hơn. Bài viết này, IMTA sẽ chia sẻ đến bạn 3 loại đối thủ cạnh tranh trong thị trường cần quan tâm, cách phân tích đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực và những lưu ý khi phân tích.
1. Tại sao nên phân tích đối thủ trong kinh doanh
Phân tích đối thủ là một bước quan trọng trong chiến lược Digital Marketing tổng thể, giúp cho doanh nghiệp:
- Hiểu rõ về thị trường đối thủ: Phân tích đối thủ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn thị trường cạnh tranh trong ngành. Qua đó, có thể xác định được vị trí của doanh nghiệp mình trong thị trường. Đây là nền tảng để đưa ra những kế hoạch và mục tiêu cạnh tranh từ việc chọn sản phẩm, dịch vụ cho đến cách tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đạt được mục tiêu: Qua việc thu thập thông tin và so sánh với đối thủ, doanh nghiệp có thể nhận diện rõ ràng hơn về điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để cải thiện, cơ hội để nắm bắt và những thách thức để vượt qua. SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là mô hình phân tích doanh nghiệp phổ biến, giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả: Một chiến lược Digital Marketing hiệu quả không thể thiếu phần phân tích đối thủ. Việc xác định được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ là cơ sở để doanh nghiệp có những kế hoạch cạnh tranh cụ thể. Điều này giúp tăng hiệu quả cho chiến Digital Marketing, giảm thời gian và nguồn lực triển khai.
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Việc nắm bắt kịp thời các chiến lược, hành động của đối thủ giúp doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng và chính xác, từ đó giữ vững và mở rộng thị phần. Sự cạnh tranh lành mạnh dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh khốc liệt.
Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là việc thu thập thông tin về các đối thủ khác mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tự đánh giá quy mô, tiềm năng của mình, xác định vị trí và định hướng phát triển trong tương lai. Để tiến hành phân tích đối thủ, trước hết bạn cần nắm được loại đối thủ cạnh tranh để chọn ra danh sách những đối thủ cần phân tích và tập trung khai thác đối thủ.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Phân loại đối thủ cạnh tranh
Khi xây dựng chiến lược Digital Marketing tổng thể, việc nhận diện và phân loại đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng không thể thiếu. Có 3 loại đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần quan tâm là: trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn
2.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đây là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của bạn, nhắm đến cùng nhóm khách hàng và đáp ứng nhu cầu giống nhau.
Họ sẽ cạnh tranh trực tiếp về thị trường, khách hàng tiếp cận, giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, chiến lược marketing. Thông thường những đối thủ này có 60% tỷ lệ cạnh tranh so với doanh nghiệp bạn.
Vi dụ về những thương hiệu cạnh tranh lớn trên thị trường: hãng nước giải khát Coca Cola – Pepsi, hãng giày thể thao Adidas – Nike – New balance, chuỗi cửa hàng coffee của Highlands – Starbucks.
2.2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ gián tiếp là những doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ chính khác với doanh nghiệp của bạn nhưng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tương tự của khách hàng. Điều đó sẽ gián tiếp thu hút nhóm khách hàng của doanh nghiệp bạn. Tỷ lệ cạnh tranh của đối thủ gián tiếp là 25%.
Ví dụ: Một quán ăn kinh doanh bữa ăn trưa cạnh tranh gián tiếp với một cửa hàng thức uống là chính nhưng có kèm theo các món. Hoặc trung tâm sửa chữa máy tính cạnh tranh với cửa hàng kinh doanh máy tính giá rẻ.
2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các doanh nghiệp có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai. Đây co thể là các công ty mới nổi với chiến lược kinh doanh và công nghệ đột phá, hoặc các doanh nghiệp hiện tại đang mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới. Tỷ lệ cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn là 15%.
Ví dụ: Gần đây, tập đoàn Vingroup đang mở rộng sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô điện và cạnh với các hãng xe ô tô điện trên thế giới hoặc trong tương lai tập đoàn này có thể phát triển thêm lĩnh vực thời trang.
3. Hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình cần thiết để doanh nghiệp có thể xây dựng và tối ưu hóa chiến lược Digital Marketing một cách hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết qua từng bước:
Bước 1: Lọc danh sách các đối thủ cùng ngành
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ các đối thủ cùng ngành trong thị trường. Bao gồm các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, hay các doanh nghiệp có khả năng thu hút đối tượng khách hàng của bạn.
Bạn có thể tìm kiếm các đối thủ bằng cách:
- Nghiên cứu thị trường: Bạn có thể bắt gặp các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực xuất hiện ở các nền tảng quảng cáo hoặc các nền tảng mà đối thủ triển khai khai marketing online để tiếp cận khách hàng.
- Tìm kiếm bằng từ khóa: Bằng các tìm kiếm từ khóa trên các nền tảng xã hội lớn như Google, Facebook, Tiktok, Instagram,… Ví dụ như IMTA cung cấp khóa học Digital Marketing, mình tìm kiếm từ khóa này trên Google tìm kiếm và kết quả hiển thị bao gồm các trung tâm cung cấp khóa học giống IMTA.
- Dùng công cụ phân tích: Các công cụ phân tích đối thủ như Ahref, Semrush, SimilarWeb,…
Bước 2: Phân loại đối thủ
Sau khi đã có danh sách các đối thủ, tiến hành phân loại họ thành ba nhóm: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Điều này giúp bạn tập trung vào từng nhóm đối thủ với các chiến lược phân tích và có kế hoạch triển khai phù hợp.
Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ
Thu thập những thông tin của đối thủ cần phân tích để xây dựng chiến lược Digital Marketing như: tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chiến lược tiếp thị, kênh phân phối, hoạt động trên mạng xã hội, và phản hồi từ khách hàng của họ.
Sử dụng các công cụ phân tích như SEMrush, Ahrefs, Google Analytics, và các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin.
Gợi ý những thông tin cần quân tâm:
- Trang web của đối thủ: sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh, các tối ưu công cụ tiềm kiếm (SEO), chiến lược tạo ra chuyển đổi.
- Nền tảng xã hội: Các kênh đối thủ triển khai, nội dung chia sẻ, quy trình tiếp cận khách hàng và tạo ra chuyển đổi, chiến dịch quảng cáo.
- Chiến lược thu hút người dùng: chương trình khuyến mãi, tổ chức hay tham gia các sự kiện.
- Đánh giá của khách hàng: các đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp trên Google map, diễn đàng, mạng xã hội,…
- Báo cáo tài chính
Bước 4: Phân tích và đánh giá đối thủ theo mô hình SWOT
SWOT là mô hình phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng để phân tích và đánh giá đối thủ theo các yếu tố:
- Strengths (Điểm mạnh): Điều gì làm đối thủ nổi bật? Họ có những lợi thế gì về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, hoặc công nghệ?
- Weaknesses (Điểm yếu): Những điểm yếu nào đối thủ gặp phải? Họ có thiếu sót nào trong dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm, hoặc chiến lược tiếp thị không?
- Opportunities (Cơ hội): Những cơ hội nào bạn có thể tận dụng từ thị trường hoặc từ sự thiếu sót của đối thủ?
- Threats (Thách thức): Những thách thức nào bạn phải đối mặt từ sự cạnh tranh với đối thủ?
Ngoài ra bạn có thể phân thích đối thủ theo nhiều mô hình khác như:
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
- Mô hình PETS (Political – Economic – Social – Technological)
- Mô hình ma trận BCG (Boston Consulting Group)
- Mô hình phân tích Benchmarking
Bước 5: Lập báo cáo phân tích đối thủ
Cuối cùng, tổng hợp tất cả các thông tin và phân tích vào một báo cáo chi tiết. Báo cáo này sẽ là nền tảng để xây dựng và điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của bạn. Nên bao gồm các đề xuất cụ thể về cách cải thiện SEO, chiến lược nội dung, quảng cáo trực tuyến, và các hoạt động trên mạng xã hội.
Nội dung báo cáo:
- Tóm tắt kết quả phân tích đối thủ.
- Đánh giá tổng quan về thị trường.
- Chiến lược cải thiện và phát triển cho doanh nghiệp.
- Kế hoạch hành động cụ thể và thời gian thực hiện.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết và hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp của bạn không chỉ tồn tại mà còn vươn lên mạnh mẽ trong thị trường đầy cạnh tranh.
4. Một số lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một quá trình
Phân tích đối thủ cạnh tranh luôn được thực hiện lặp lại trong quá trình triển khai Digital Marketing để cập nhật những thông tin và cập nhật mới nhất của đối thủ. Vì thị trường và ngành công nghiệp luôn biến động, và đối thủ cạnh tranh của bạn cũng vậy.
Bạn có thể thiết lập quy trình phân tích hàng quý để đánh giá các thay đổi trong chiến lược và hoạt động của đối thủ, từ đó điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp cho phù hợp.
Thời điểm phân tích
Bạn nên tiến hành phân tích khi có sự thay đổi lớn trong ngành như khi ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc khi đối thủ có động thái có những hành động đáng chú ý. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời và hiệu quả.
Xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu
Bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của daonh nghiệp mình. Bạn muốn tìm hiểu điều gì về đối thủ? Điều này có thể là về chiến lược giá, chiến dịch quảng cáo, chất lượng sản phẩm, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác. Mục tiêu rõ ràng giúp tập trung vào các thông tin cần thiết và tối ưu hóa quá trình phân tích.
Quyết định dựa vào dữ liệu
Quá trình phân tích đối thủ cần dựa vào dữ liệu cụ thể và chính xác, không dựa trên cảm tính hay phỏng đoán không có cơ sở. Sử dụng các công cụ và phương pháp tối ưu để thu thập và xử lý dữ liệu. Điều này đảm bảo rằng các quyết định chiến lược được đưa ra dựa trên thông tin chính xác và có cơ sở.
5. Các công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ cạnh tranh
Dưới đây là một số công cụ mạnh mẽ giúp bạn thu thập thông tin và phân tích đối thủ cạnh tranh:
Semrush: Là công cụ phân tích website như từ khóa, traffic, backlink, đối thủ cạnh tranh,…Phù hợp cho việc phân tích website của các đối thủ cạnh tranh, phân tích website của chính mình, nghiên cứu từ khóa tiềm năng, tối ưu SEO
Ahrefs: Là công cụ phân tích website tương tự Semrush nhưng hiện nay Ahref được đánh gia cao hơn Semrush về các tính năng hữu ích, khả năng phân tích dữ liệu. Đồng thời giá thêu cũng cao hơn Semrush.
SimilarWeb: Cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập website, nguồn traffic, thời gian truy cập, và các thông tin liên quan đến hành vi người dùng trực tuyến của đối thủ.
BuzzSumo: Cung cấp thông tin về các nội dung phổ biến trên mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Giúp bạn tìm hiểu về các chiến lược nội dung và xác định các xu hướng trong lĩnh vực của đối thủ.
6. Tổng kết
Có thể khẳng định rằng việc nắm vững và thực hiện đúng cách phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Qua nền tảng của việc thu thập dữ liệu và áp dụng các mô hình phân tích kỹ lưỡng, bạn không chỉ có thể hiểu rõ về thị trường và vị thế cạnh tranh của mình mà còn có cơ hội phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tương lai.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho phân tích đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng, xu hướng thị trường luôn thay đổi nên hãy có kế hoạch phân tích đối thủ định kỳ để kiệp thời nắm bắt được những thay đổi của đối thủ nhé.
Chúc bạn thành công!