Làm sao để thông điệp truyền thông doanh nghiệp của bạn có thể được ghi nhớ trong số hàng triệu thông điệp được truyền tải trên vô số các kênh truyền thông xã hội khác nhau hiện nay? Cùng IMTA tìm hiểu thông điệp truyền thông là gì, các yếu tố tạo nên một thông điệp chất lượng cũng như cách bạn có thể áp dụng chúng vào chiến lược Marketing của mình.

Thông điệp truyền thông là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, thông điệp truyền thông là ý tưởng hoặc nội dung cốt lõi mà một thương hiệu, tổ chức/cá nhân truyền tải đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thông qua những phương tiện truyền thông. Trong một chiến dịch Marketing, thông điệp giúp định hình cách người dùng nhận thức về thương hiệu hoặc sản phẩm.

8 Dạng thông điệp truyền thông phổ biến nhất hiện nay

Trong bối cảnh truyền thông ngày càng đa dạng và phức tạp, việc lựa chọn đúng dạng thông điệp truyền thông phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả của chiến dịch Marketing. Một số dạng thông điệp truyền thông phổ biến phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

8 Dạng thông điệp truyền thông phổ biến nhất hiện nay
8 Dạng thông điệp truyền thông phổ biến nhất hiện nay

Thông điệp cảm xúc (Emotional Message)

Emotional Message là loại thông điệp truyền thông tập trung chủ yếu vào việc khơi gợi lên cảm xúc của người nhận như niềm vui, sự yêu thương, tự hào, hy vọng hoặc đồng cảm. Qua đó, tạo kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng, khiến họ nhớ đến thương hiệu thông qua những giá trị tinh thần.

Ví dụ: Coca-cola với thông điệp “Open Happiness” mang đến cảm giác hạnh phúc và chia sẻ.

Thông điệp lý tính (Rational Message)

Dạng thông điệp Rational Message nhấn mạnh vào đặc tính, lợi ích cũng như những tính năng nổi bật của sản phẩm/dịch vụ nên cực kỳ phù hợp khi bạn cần cung cấp cho khách hàng thông tin cụ thể, rõ ràng. Qua đó, thuyết phục khách mua hàng dựa trên logic cùng giá trị thực tiễn.

Ví dụ: Khi tham gia khóa học SEO Website tại IMTA, bạn sẽ được học phương pháp SEO tổng thể giúp kéo hàng loạt từ khóa lên TOP mà vẫn đảm bảo tiết kiệm được nguồn lực và tài nguyên. Bạn sẽ được học một lộ trình SEO bài bản có thời gian rõ ràng cho kế hoạch SEO của mình trong vòng từ 6 đến 8 tháng giúp từ khóa lên TOP.

Thông điệp về thương hiệu (Brand Message)

Brand Message là loại thông điệp thương hiệu tập trung vào việc xây dựng hình ảnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, Brand Message thường được dùng nhằm tăng cường độ nhận diện và khẳng định sứ mệnh của thương hiệu.

Ví dụ: Vinamilk với thông điệp “Vươn cao Việt Nam” đã gắn kết thương hiệu cùng sự phát triển của đất nước.

Thông điệp kêu gọi hành động (Call-to-Action Message)

Call-to-Action Message là dạng thông điệp hướng đến việc khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn ngay lập tức. Đó có thể là mua hàng, đăng kí hoặc tham gia sự kiện.

Ví dụ: “Mua ngay hôm nay để nhận ưu đãi lên đến 50%!”

Thông điệp về xã hội (Social Message)

Social Message thường được dùng trong những chiến dịch CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Qua đó, thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, nâng cao nhận thức cũng như tạo dựng giá trị bền vững.

Ví dụ: Pepsi cùng chiến dịch “Pepsi Refresh Project” nhằm hỗ trợ những dự án cộng đồng”.

Thông điệp hài hước (Humorous Message)

Humorous Message là những thông điệp hài hước có khả năng tạo ấn tượng sâu sắccực kỳ dễ lan tỏa trên những nền tảng mạng xã hội. Thông điệp này thường được sử dụng nhằm mục tiêu giải trí và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ví dụ: Biti’s Hunter với quảng cáo vui nhộn kết hợp cùng văn hóa giới trẻ như “Đi để trở về”.

Thông điệp mang tính cảnh báo (Fear or Warning Message)

Là loại thông diệp dùng yếu tố cảnh báo nhằm tạo động lực hành động, Fear or Warning Message thường được sử dụng trong những chiến dịch bảo vệ sức khỏe hoặc môi trường nhằm thay đổi nhận thức/hành vi của khách hàng.

Ví dụ: chiến dịch chống hút thuốc cùng hình ảnh thân thể ốm yếu kèm thông điệp “Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn.”

Thông điệp truyền cảm hứng (Inspirational Message)

Inspiration là dạng thông điệp được dùng nhằm khuyến khích người nghe để có thể vượt qua khó khăn hướng đến những giá trị tích cựccao cả hơn.

Ví dụ: Vietnam Airlines cùng chiến dịch “Bay lên cùng Việt Nam” nhằm gắn kết tinh thần dân tộc và sự phát triển.

Vai trò của thông điệp truyền thông trong chiến dịch Marketing

Thông điệp truyền thông được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của một chiến dịch Marketing. Không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, nó còn đóng vai trò giúp xây dựng niềm tin, thúc đẩy hành vi, tăng tỷ lệ chuyển đổi tạo ra giá trị lâu dài cho thương hiệu. Một số vai trò nổi bật của thông điệp truyền thông trong lĩnh vực Marketing có thể kể đến như:

Vai trò của thông điệp truyền thông trong Marketing
Vai trò của thông điệp truyền thông trong Marketing
  • Định vị thương hiệu: Giúp định vị bản thân thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ví dụ: Starbucks không chỉ bán cà phê mà họ còn bán trải nghiệm cho khách hàng.
  • Tạo sự khác biệt: Một thông điệp hiệu quả có thể giúp thương hiệu nổi bật lên trong thị trường cực kỳ cạnh tranh như hiện nay.
  • Thúc đẩy hành động mua hàng: Thông điệp hấp dẫn có thể khơi gợi nhu cầu và dẫn dắt người tiêu dùng đến quyết định mua hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Những thông điệp cảm xúc và ý nghĩa có thể tạo được gắn bó bền chặt với khách hàng.

8 Bước sáng tạo Media Messages hiệu quả

Một thông điệp truyền thông hiệu quả không chỉ phải rõ ràng mà còn cần thuyết phục phù hợp với đối tượng tiềm năng và mục tiêu của chiến dịch. Dưới đây là quy trình 8 bước giúp bạn sáng tạo một Media Messages hiệu quả.

8 Bước sáng tạo Media Messages hiệu quả
8 Bước sáng tạo Media Messages hiệu quả

Xác định đâu là mục tiêu của thông điệp

Cũng như bất kỳ chiến lược Marketing nào, mục tiêu chính là kim chỉ nam quyết định nội dung và cách tiếp cận của thông điệp. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu, bạn cần xác định được đâu là điều mà mình muốn khách hàng thực hiện khi nhận được thông điệp này (Mua hàng, đăng ký, ủng hộ hay thay đổi nhận thức,…) và thông điệp này được thực hiện nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu hay thúc đẩy doanh số.

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu

Một thông điệp chỉ thực sự hiệu quả khi nó được gắn liền với nhu cầu, mong muốn cũng như giá trị của đối tượng nhận thông điệp. Vì thế, hãy sử dụng khảo sát, phỏng vấn hoặc dùng những công cụ phân tích dữ liệu để có thể hiểu sâu hơn về phân khúc (Độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích) cũng như Insight (Những điều khách hàng quan tâm hoặc vấn đề họ đang gặp phải) của khách hàng.

Xác định giá trị cốt lõi sản phẩm/dịch vụ

Đâu là điều khiến khách hàng nên chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là những giá trị như chất lượng, giá cả, tính năng vượt trội hoặc cảm xúc mà sản phẩm/dịch vụ đó mang lại.

Lựa chọn cách tiếp cận và phong cách truyền đạt

Phong cách truyền đạt được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cách khách hàng tiếp nhận thông điệp. Để có thể đảm bảo thông điệp truyền thông đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy chú ý những yếu tố như:

  • Giọng điệu: Trang trọng, hài hước, truyền cảm hứng hay cảm xúc.
  • Dạng thông điệp: Lý tính (Logic, thông tin) hay cảm xúc (gây rung động, đồng cảm).

Dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thông điệp càng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ ghi nhớ thì càng dễ tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng. Đặc biệt, nên tránh dùng những từ ngữ phức tạp hoặc quá trừu tượng mà nên thay bằng hình ảnh, phép ẩn dụ hoặc từ khóa mạnh để có thể tạo cho khách hàng ấn tượng sâu sắc.

Tiến hành thử nghiệm và điều chỉnh thông điệp

Không một thông điệp nào là có thể phù hợp ngay từ đầu. Trước khi tiến hành triển khai rộng rãi, hãy tiến hành thử nghiệm A/B để có thể so sánh hai phiên bản khác nhau để xem đâu là thông điệp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiến hành thu thập ý kiến từ một nhóm nhỏ khách hàng để có thể điều chỉnh thông điệp phù hợp.

Đảm bảo tính nhất quán trên những kênh truyền thông

Một thông điệp truyền thông chỉ thật sự hiệu quả khi được truyền tải đồng nhất trên mọi nền tảng (Từ truyền hình, mạng xã hội cho đến báo chí,…). Điều này không chỉ giúp củng cố sự nhận thức về thương hiệu mà còn tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Tạo động lực hành động (CTA – Call to Action)

Call to Action là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chính vì vậy, hãy đưa vào thông điệp của bạn một lời kêu gọi hành động cụ thể và rõ ràng.

Kết luận

Việc nắm rõ thông điệp truyền thông là gì chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp mở ra cánh cửa kết nối với khách hàng. Với những kinh nghiệm, kiến thức được IMTA chia sẻ trong bài viết này, bạn đã sẵn sàng để tạo ra thông điệp của mình chưa? Nếu chưa, hãy đọc cẩn thận lại bài viết thêm nhiều lần nữa. Nếu có, hãy bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào.

Digital Marketing IMTA Content MarketingThông điệp truyền thông là gì? 8 Bước tạo Media Messages