Đối với những người làm SEO lâu năm thì thuật ngữ “Slug” có lẽ không còn xa lạ gì. Đây là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc người dùng truy cập truy cập trang web cũng như hỗ trợ các công cụ tìm kiếm xác định nội dung của một trang cụ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ Slug là gì và lý do tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu SEO.

Vậy hôm nay hãy cùng IMTA tìm hiểu tất tần tật thông tin về Slug, từ khái niệm cơ bản, vai trò, đến cách sử dụng hiệu quả để hỗ trợ SEO tổng thể website của bạn nhé.

Slug là gì ?

Slug là một phần quan trọng của URL đặt ngay sau tên miền và kết hợp để tạo thành liên kết permalink dẫn đến trang nguồn của website. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Slug chính là phần nằm phía sau dấu “/” và có nhiệm vụ chính là xác định duy nhất một trang cụ thể trên website.

Khi bạn truy cập vào một trang web, bạn sẽ thường thấy địa chỉ bắt đầu bằng “http://” hoặc “https://”. Phần xuất hiện ngay sau domain dấu “/” được gọi là Slug.

Chức năng chính của Slug là xác định duy nhất một trang, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng truy cập và hiểu thông tin về nội dung của trang đó.

Ví dụ, trong URL “https://imta.edu.vn/khoa-hoc-seo-website/“, thì phần “/khoa-hoc-seo-website/” chính là Slug.

Slug đóng vai trò quan trọng trong SEO vì nó giúp Google và các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang hoặc bài đăng trên blog. Khi Slug được tối ưu đúng cách, nó không chỉ giúp trang web của bạn đạt thứ hạng cao hơn trên SERPs mà còn tăng trải nghiệm người dùng nhờ việc cung cấp các liên kết dễ đọc và dễ nhớ.

Ví dụ với Slug được tối ưu chuẩn sẽ giúp URL gọn gàng và dễ nhớ hơn, đồng thời, khi đọc Slug thì người đọc cũng hiểu được nội dung chính trang đó:

  • URL không tối ưu: “https://example.com/cach%20toi%20uu%20url%20tot%20nhat/”
  • URL đã tối ưu: “https://example.com/cach-toi-uu-url/”

Sử dụng Slug chuẩn SEO là một phần không thể thiếu trong việc tối ưu SEO tổng thể website, góp phần cải thiện thứ hạng tìm kiếm và tăng lượng truy cập chất lượng.

Tầm quan trọng của slug đối với SEO

Slug đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu SEO cho website, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cách Google và các công cụ tìm kiếm khác đánh giá nội dung mà còn tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Một Slug được tối ưu đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể:

  • Tăng trải nghiệm người dùng: Slug nếu được tối ưu tốt sẽ giúp URL dễ đọc, dễ hiểu, và gần gũi với người dùng. Thay vì một đường dẫn phức tạp với các ký tự không rõ ràng, Slug ngắn gọn và có ý nghĩa giúp người truy cập dễ dàng hiểu được nội dung chính của trang chỉ bằng cách nhìn vào URL. Ví dụ, URL “https://example.com/tim-hieu-ve-slug/” rõ ràng và dễ hiểu và nhận biết hơn so với “https://example.com/page?id=12345”. Khi một Slug được tối ưu tốt không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tăng khả năng họ nhấp vào đường dẫn khi nhìn thấy trên SERPs.
  • Tối ưu từ khóa cho SEO: Một Slug chứa từ khóa liên quan đến nội dung của trang sẽ giúp công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng nhận biết chủ đề của bài viết. Ví dụ, nếu bạn muốn xếp hạng cho từ khóa “slug là gì,” thì Slug như “/slug-la-gi” sẽ giúp tăng khả năng bài viết được hiển thị ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm. Đặc biệt, Google sử dụng từ khóa trong Slug như một tín hiệu quan trọng để xác định mức độ liên quan của nội dung đối với truy vấn của người dùng.
  • Dễ quản lý và chia sẻ: Slug ngắn gọn, rõ ràng vừa giúp người dùng ghi nhớ, mà còn giúp quản trị viên website dễ dàng hơn trong việc quản lý các URL trên site. Khi chia sẻ đường dẫn trên mạng xã hội, qua email, hoặc trong các tài liệu, một URL chứa Slug chuẩn sẽ trở nên dễ nhớ và trông chuyên nghiệp hơn. Ví dụ, URL như “https://example.com/meo-toi-uu-slug” không chỉ dễ nhớ mà còn tạo cảm giác tin cậy khi chia sẻ với người khác.
  • Thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và người dùng: Một slug URL ngắn gọn, rõ ràng và được tối ưu giúp người dùng truy cập trang web cũng như công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trên các trang của bạn. Điều này không chỉ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) mà còn giảm tỷ lệ thoát (bounce rate), vì người dùng cảm thấy nội dung trên trang khớp với URL mà họ chọn.

Cách đặt Slugs trong website WordPress như thế nào?

Sau đây IMTA sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Slug thủ công ở những trường hợp phổ biến trên website WordPress. Bạn cũng có thể tham khảo khóa học SEO tại IMTA để bổ sung thêm kiến thức về SEO cho mình nhé.

Cách đặt Slug cho một bài viết

Nếu bạn đang viết bài mới, để đặt hay chỉnh sửa Slug WordPress cho bài viết, bạn có thể vào phần chỉnh sửa liên kết như thế này, ví dụ mình viết về bài “Thị trường ngách là gì?”, bạn có thể tối ưu cho Slug theo ý mình.

Đặt Slug cho bài viết
Đặt Slug cho bài viết

Cách đặt Slug cho Category

Khi bạn tạo 1 Category mới trong WordPress Editor, bạn theo hướng dẫn như hình, đi tới “Bài viết”, rồi chọn “Danh mục”, sau đó tạo 1 category mới. Như ví dụ mình tạo 1 Category về “Kiến thức SEO”, thì phần Slug sẽ là “kien-thuc-seo”.

Tạo Slug cho Category
Tạo Slug cho Category

Sau khi tạo xong, bạn chọn “Thêm danh mục” để hoàn thành.

Hướng dẫn tối ưu SEO với slug hiệu quả

Sau khi đã hiểu rõ về Slug là gì và cách cài đặt Slug trong website WordPress như nào, thì bạn nên chú ý khi đặt Slug, bởi nó không chỉ giúp cải thiện thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng. Một Slug chuẩn SEO cần đảm bảo vừa thân thiện với người dùng, vừa đáp ứng được các tiêu chí mà công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

  • Tránh nhồi nhét từ khóa: Dù từ khóa trong Slug đóng vai trò quan trọng, nhưng việc bạn cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ khiến URL trở nên dài dòng, khó đọc và không tự nhiên. Google không đánh giá cao những URL spam quá nhiều từ khóa, thay vào đó hãy sử dụng một từ khóa chính một cách hợp lý, tự nhiên để Slug vừa dễ hiểu vừa đáp ứng được yêu cầu SEO. Ví dụ, thay vì dùng “/slug-seo-slug-chuan-seo”, bạn nên tối giản thành “/slug-chuan-seo”.
  • Slug nên mô tả nội dung trang: Slug cần phản ánh rõ ràng nội dung của bài viết hoặc trang, giúp người dùng hiểu được họ sẽ tìm thấy gì trước khi click vào liên kết. Ví dụ, nếu bài viết của bạn nói về hướng dẫn cách Audit Content chuẩn SEO, thì Slug như “/audit-content” hoặc “/toi-uu-noi-dung-chuan-seo” sẽ phù hợp hơn là một chuỗi ký tự không rõ ràng.
  • Giữ cho Slug ngắn gọn: Slug ngắn gọn, xúc tích sẽ dễ đọc, dễ nhớ sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Một URL dài dòng không chỉ gây khó khăn trong việc chia sẻ mà còn khiến người dùng cảm thấy rắc rối không chuyên nghiệp. Ví dụ như bài viết lộ trình học SEO thì Slug như “/lo-trinh-hoc-seo” sẽ gọn gàng, dễ nhớ, hiệu quả hơn rất nhiều so với “/huong-dan-ban-chi-tiet-ve-lo-trinh-hoc-seo-moi-va-chuan-seo-nhat-cho-nguoi-moi-hoc-seo-trong-nạm-2024-tu-a-den-z”. Ngoài ra khi chia sẻ một Slug gọn gàng, ngắn gọn sẽ tiện và trông chuyên nghiẹp hơn, ví dụ khia share link trên Twitter chỉ giới hạn 280 ký tự, nếu Slug quá dài sẽ ảnh hưởng đến nội dung.
  • Tách các từ bằng gạch nối: Khi tạo Slug, bạn nên chú ý sử dụng dấu gạch nối (“-”) để tách các từ thay vì dùng dấu gạch dưới (“_”). Công cụ tìm kiếm như Google coi dấu gạch nối là một dấu phân tách từ, trong khi dấu gạch dưới thì không. Ví dụ, “/cach-toi-uu-slug” sẽ tốt hơn “/cach_toi_uu_slug”.
  • Không dùng chữ viết hoa và ký tự đặc biệt: Slug nên được viết bằng chữ thường để tránh gây nhầm lẫn hoặc lỗi hiển thị trên các nền tảng khác nhau. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng các ký tự đặc biệt như “#”, “&”, “%”, vì chúng có thể làm URL trông không thân thiện hoặc gặp vấn đề khi chia sẻ. Ví dụ, “/slug-hieu-qua” tốt hơn rất nhiều so với “/SluG-HiEu-Qua#SeO”.
  • Slug không nên thay đổi thường xuyên: Sau khi được xuất bản, Slug cần giữ nguyên để tránh việc mất giá trị liên kết hoặc gặp lỗi 404 khi người dùng truy cập. Nếu cần thay đổi, bạn nên chuyển hướng 301 từ Slug cũ sang Slug mới để bảo toàn lưu lượng truy cập và giá trị SEO.
  • Tránh sử dụng thời gian trong Slug: Slug chứa các yếu tố dễ thay đổi theo thời gian, như năm hoặc số lượng, có thể gây khó khăn khi cần cập nhật nội dung. Ví dụ, /10-meo-seo-2023/ sẽ trở nên lỗi thời khi sang năm 2024. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng một Slug không phụ thuộc vào thời gian, để tránh bị lỗi thời. Nếu cần thay đổi, bạn có thể thiết lập chuyển hướng 301 từ URL cũ sang URL mới.

Khi bị lỗi trùng Slug thì nên khắc phục như thế nào?

Trùng Slug là một lỗi phổ biến trong quá trình quản trị và xuất bản content website, đặc biệt là trên các nền tảng quản trị như WordPress. Lỗi này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình SEO mà còn làm giảm trải nghiệm của người dùng khi không thể truy cập đúng nội dung mong muốn. Vì vậy nếu bị trùng Slug,m bạn có thể tham khảo các cách xử lý như sau.

  • Xóa hẳn bài viết hoặc trang không cần thiết: Nếu bài viết hoặc trang bị trùng Slug không còn giá trị sử dụng hoặc nội dung không còn phù hợp, bạn nên xóa hẳn bài đó đi để tránh lặp lại URL trên website. Tuy nhiên, trước khi xóa, bạn nên kiểm tra kỹ các liên kết trỏ về bài viết đó để đảm bảo không bị lỗi 404.
  • Đổi tên hoặc chỉnh sửa Slug của bài viết: Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để khắc phục lỗi trùng Slug. Bạn có thể chỉnh sửa Slug để làm rõ nội dung của bài viết hơn. Ví dụ, nếu bạn có hai bài viết về tối ưu SEO, thay vì sử dụng chung Slug “/toi-uu-seo”, bạn có thể sửa thành “/toi-uu-seo-co-ban” và “/toi-uu-seo-nang-cao”. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, khi đổi tên Slug, bạn nên kiểm tra những link nào trỏ tới để đổi trước khi đổi tên Slug, để tránh bị lỗi 404 trên website, gây tiêu cực tới web.
  • Đổi tên tag hoặc danh mục (Category): Nếu nguyên nhân gây trùng Slug là do bạn sử dụng quá nhiều tag hoặc danh mục cho một bài viết, hãy đổi tên hoặc sắp xếp lại các tag và danh mục này. Việc này đòi hỏi bạn phải rà soát và tối ưu lại để chuẩn hóa. Từ đó không chỉ khắc phục lỗi trùng lặp mà còn giúp cấu trúc nội dung website trở nên rõ ràng và tối ưu hơn.
  • Thay đổi cấu trúc đường dẫn URL: Nếu website bạn lớn, và gặp tình trạng lỗi trùng Slug xảy ra trên quy mô lớn, bạn có thể xem xét thay đổi cấu trúc đường dẫn của website. Ví dụ, thay vì chỉ để Slug trong URL, bạn có thể thêm danh mục hoặc ngày tháng vào đường dẫn. Cấu trúc mới có thể là “/danh-muc/slug-bai-viet” thay vì “/slug-bai-viet”, giúp giảm thiểu khả năng trùng lặp.
  • Chặn Google index nội dung không cần thiết: Đối với các trang hoặc bài viết bị trùng Slug nhưng không thể chỉnh sửa hoặc xóa, bạn có thể chặn index chúng bằng cách sử dụng tệp Robots.txt hoặc sử dụng thẻ meta robots với lệnh “noindex”. Điều này giúp ngăn chúng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, giảm tác động tiêu cực đến SEO.
  • Sử dụng chuyển hướng 301 (Redirect 301): Khi đã xóa hoặc chỉnh sửa Slug, bạn nên thiết lập chuyển hướng 301 từ Slug cũ sang Slug mới. Điều này không chỉ giúp giữ lại giá trị SEO của URL cũ mà còn đảm bảo người dùng và bot tìm kiếm không gặp lỗi 404 khi truy cập.
  • Tối ưu quy trình quản lý nội dung: Để tránh lỗi trùng Slug trong tương lai, bạn cần có kế hoạch quản lý nội dung hiệu quả hơn, như Kiểm tra và lập danh sách các Slug đã sử dụng, chuẩn hóa cách đặt Slug cho bài viết, danh mục, và tag,… Khắc phục lỗi trùng Slug không chỉ giúp cải thiện hiệu quả SEO mà còn đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt hơn, tạo nên một website chuyên nghiệp và thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Kết luận

Có thể thấy, việc tối ưu Slug cho mỗi mỗi bài viết hay mỗi category, hay mỗi trang web đều rất quan trọng và cần thiết, bởi một Slug tốt giúp thân thiện với người đọc, cũng như được Google đánh giá cao, giúp bạn đạt được thứ hạng tốt hơn trên trình tìm kiếm. IMTA hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ được về Slug là gì cũng như biết cách tối ưu Slug cho website của mình nhé!

Digital Marketing IMTA SEO WebsiteSlug là gì? Hướng dẫn cách tối ưu Slug chuẩn SEO