Định vị sản phẩm là cách doanh nghiệp khiến sản phẩm được nổi bật và chiếm một phần trong tâm trí của khách hàng, để họ có thể lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì chọn các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Vậy định vị sản phẩm là gì? Làm thế nào để xây dựng chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp? Cùng IMTA tìm hiểu qua bài viết qua bài viết dưới đây, cùng những ví dụ về định vị sản phẩm.
Những nội dung cần chú ý về định vị sản phẩm trong bài viết này:
- Định vị sản phẩm là gì?
- Tại sao phải định vị sản phẩm trên thị trường?
- Các chiến lược định vị sản phẩm
- Sơ đồ định vị sản phẩm
- Cách xây dựng chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp
- Các yếu tố quan trọng cần chú ý khi định vị sản phẩm
1. Định vị sản phẩm là gì?
Định vị sản phẩm (Product Positioning) là quá trình doanh nghiệp xác định và xây dựng một vị trí độc đáo cho sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng mục tiêu, nhằm tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ, nhận biết, lựa chọn sản phẩm khi có nhu cầu.
Trong Marketing, chiến lược định vị sản phẩm là một kế hoạch tổng thể được doanh nghiệp đưa ra để xác định cách mà sản phẩm sẽ được nhìn nhận và được khách hàng ghi nhớ trong tâm trí mỗi khi nghe đến sản phẩm hoặc thương hiệu đó.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Tại sao phải định vị sản phẩm trên thị trường?
Việc định vị sản phẩm trên thị trường là một bước rất quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm trên thị trường:
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Qua việc định vị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng hoàn toàn khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường, tạo ra một hình ảnh thương hiệu gần gũi, uy tín và từ đó sẽ khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu mỗi khi có nhu cầu mua hàng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Hiện nay trên thị trường, định vị sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh về chiến lược giá, chất lượng,…. so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng khác. Đồng thời định vị sản phẩm cũng giúp doanh nghiệp tạo ra được một lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) để thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm, doanh nghiệp và cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng lòng trung thành với khách hàng: Khi doanh nghiệp định vị sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng của đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp cho họ cảm nhận được các giá trị, lợi ích mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng thì họ sẽ có xu hướng trung thành với thương hiệu.
- Tối ưu chiến lược Marketing: Chiến lược định vị sản phẩm là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tập trung xây dựng và phát triển được chiến lược Marketing một cách hoàn thiện và tốt nhất, giảm thiểu chi phí Marketing, nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu,…
3. Các chiến lược định vị sản phẩm
Tùy vào các đặc điểm ngành hàng của sản phẩm/dịch vụ, đặc điểm của doanh nghiệp mà mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra để có thể lựa chọn được một chiến lược định vị sản phẩm phù hợp.
Trong Marketing, có 8 chiến lược định vị sản phẩm thường được các doanh nghiệp ứng dụng:
Định vị sản phẩm theo giá cả
Định vị sản phẩm theo giá cả là một cách để doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau trong chiến lược Marketing Online, đây là cách tiếp cận phù hợp nhất đối với doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu nhạy cảm về giá.
Một doanh nghiệp định vị sản phẩm giá cao thì sẽ phù hợp với những phân khúc khách hàng cao cấp và lúc này doanh nghiệp cũng có thể định vị thương hiệu sang trọng hơn so với các sản phẩm khác của của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, giúp tăng giá trị thương hiệu qua chiến lược định vị sản phẩm.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp định vị sản phẩm theo giá thấp thì sẽ phù hợp với những phân khúc khách hàng có thu nhập thấp – trung bình và dễ dàng cạnh tranh trên thị trường hơn so với các đối thủ và sản phẩm cũng dễ dàng thâm nhập thị trường hơn.
Định vị sản phẩm dựa trên đặc tính sản phẩm
Định vị sản phẩm dựa trên đặc tính sản phẩm là một chiến lược định vị phổ biến thường được các doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược kinh doanh giúp cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được nổi bật hơn so với các thương hiệu khác.
Chiến lược định vị sản phẩm dựa trên đặc tính sản phẩm sẽ tập trung vào các yếu tố mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mang đến như: chất lượng sản phẩm, tính năng của sản phẩm, thiết kế sản phẩm,… những đặc tính sản phẩm này sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn và tạo được lợi thế cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường.
Định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh
Định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp sẽ xác định các đối thủ cạnh tranh đang ở vị trí nào trên thị trường, sau đó doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để định vị sản phẩm cao hoặc thấp hơn đối thủ.
Việc áp dụng chiến lược định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp thế hiện được những lợi thế, ưu điểm vượt trội hơn so với các đối thủ để khách hàng có thể chú ý đến doanh nghiệp hơn và khách hàng cũng dễ dàng so sánh các sản phẩm giữa các doanh nghiệp với nhau.
Để có thể biết được nên định vị sản phẩm cao hay thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì trước tiên doanh nghiệp sẽ cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh theo mô hình SWOT để xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đối thủ. Từ đây, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để phát triển và định vị sản phẩm của mình tốt hơn các đối thủ để cạnh tranh khác trên thị trường.
Định vị sản phẩm theo phân khúc khách hàng
Định vị sản phẩm theo phân khúc khách hàng là doanh nghiệp sẽ chia khách hàng mục tiêu thành nhiều phân khúc khác nhau, theo nhiều yếu tố như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực, sở thích, thói quen,… để từ đó đưa ra chiến lược định vị phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
- Nếu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hướng đến những phân khúc khách hàng trẻ, năng động thì có thể định vị sản phẩm của doanh nghiệp sáng tạo, cá tính và độc đáo.
- Ngược lại, nếu phân khúc khách hàng của doanh nghiệp là những khách hàng lớn tuổi, thì cần phải định vị sản phẩm thể hiện được sự chất lượng, uy tín,… để có thể phù với phân khúc khách hàng này.
Định vị sản phẩm More For More
Định vị sản phẩm More For More là chiến lược định vị sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt hơn, thiết kế đẹp hơn,… với mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, để có thể định vị sản phẩm và xây dựng một hình ảnh thương hiệu cao cấp ngay từ khi mới xuất hiện trên thị trường.
Đối với những doanh nghiệp áp dụng chiến lược định vị sản phẩm More For More thì ngay từ ban đầu, doanh nghiệp đã có được sản phẩm độc đáo, muốn nhắm đến những phân khúc khách hàng cao cấp không bị nhạy cảm về giá cả và sẵn sàng chi trả thêm để nhận được một sản phẩm chất lượng hơn nữa.
Định vị sản phẩm More For the Same
Định vị sản phẩm More For the Same là chiến lược định vị sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có chức năng, công dụng tốt hơn những mức giá vẫn tương đối ngang bằng so với các đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm thay thế tương tương nhưng có giá cả thấp hơn để khách hàng lựa chọn.
Chiến lược định vị sản phẩm More For the Same sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, khi thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng,… với nhau.
Định vị sản phẩm More For Less
Định vị sản phẩm More For Less là chiến lược định vị sản phẩm trong đó doanh nghiệp sẽ cung cấp nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn nhưng mức giá lại thấp hơn các đối thủ cạnh tranh cung cấp trên thị trường.
Đối với chiến lược này thì doanh nghiệp phải gặp nhiều thách thức hơn về chi phí sản xuất, cần phải tối ưu quy trình sản xuất, quản lý,… để có thể vừa mang đến cho khách hàng được các sản phẩm chất lượng giá rẻ, mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chiến lược định vị sản phẩm More For Less thường được các doanh nghiệp áp dụng khi vừa với cho ra mắt sản phẩm để có thể thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng.
Định vị sản phẩm Less For Much Less
Định vị sản phẩm Less For Much Less là chiến lược định vị sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm ít hơn với mức giá rẻ hơn so với thị trường, nhằm đánh vào tâm lý của những đối tượng khách hàng có ngân sách hạn chế và thường nhạy cảm về giá cả.
Trong chiến lược định vị sản phẩm Less For Much Less, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mua hàng hơn, bởi họ thường chỉ quan tâm về giá cả mà bỏ qua hoặc không chú ý đến các yếu tố khác.
4. Sơ đồ định vị sản phẩm
Để thể hiện được chiến lược định vị sản phẩm của các doanh nghiệp/thương hiệu, trong Marketing các chiến lược định giá sản phẩm của các thương hiệu thường được thể hiện dưới dạng sơ đồ định vị sản phẩm.
Sơ đồ định vị sản phẩm (Product Positioning Map) là một biểu đồ trực quan thể hiện vị trí của sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, qua đó khách hàng có thể dễ dàng so sánh sản phẩm của thương hiệu với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Sơ đồ định vị sản phẩm thường được vẽ kết hợp với 2 trục chính, trong đó:
- Trục ngang thường thể hiện yếu tố giá cả từ thấp – cao của sản phẩm.
- Trục dọc thường thể hiện yếu tố chất lượng thấp – chất lượng cao của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
5. Cách xây dựng chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp
Để xây dựng và phát triển thương hiệu, cùng với xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải biết cách xây dựng chiến lược định vị sản phẩm.
Dưới đây là cách xây dựng chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp:
Bước 1: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp, việc xác định đúng chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược định vị sản phẩm phù hợp.
Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình 5w1h trong Marketing để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp,…. để từ đó có thể mô tả chi tiết được chân dung khách hàng mục tiêu (Buyer Persona) giúp doanh nghiệp nắm được hành vi, sở thích, thói quen của khách hàng.
Bước 2: Phân loại và phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo để xây dựng chiến lược định vị sản phẩm cho doanh nghiệp là phân tích và phân loại đối thủ cạnh tranh.
Việc phân loại đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Sau đó, phân tích đối thủ cạnh tranh theo mô hình SWOT, kết hợp với mô hình PEST cùng mô hình 5 Fores, để biết được các yếu tố áp lực cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm.
Bước 3: Xác định đặc điểm nổi bật của sản phẩm
Ngoài giá cả ảnh hưởng đến quyết quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng, thì các yếu tố như: thiết kế bao bì sản phẩm, hệ thống bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc thương hiệu,…. đến các đặc điểm nổi bật của sản phẩm như chất lượng, hương vị, chức năng, công dụng,…
Việc xác định được đặc điểm nổi bật của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có thể tạo được lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác và từ đó xây dựng chiến lược định vị sản phẩm cho phù hợp.
Bước 4: Vẽ sơ đồ định vị sản phẩm
Vẽ sơ đồ định sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp so sánh được sản phẩm/dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí như giá cả, chất lượng, tính năng nổi bật,…
Với sơ đồ định vị thương hiệu sẽ có 2 trục ngang – dọc, đại diện cho các tiêu ý yếu tố mà khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ và so với sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ xác định được vị trí của sản phẩm/dịch vụ đang ở đâu, tìm ra khoảng trống trong trục định vị để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường và lựa chọn chiến lược định vị sản phẩm phù hợp.
Bước 5: Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm
Sau khi doanh nghiệp đã xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, cùng với phân tích đối thủ cạnh tranh và vẽ được sơ đồ định vị sản phẩm, thì lúc này doanh nghiệp đã có thể lựa chọn được 1 trong 8 chiến lược định sản phẩm như:
- Chiến lược định vị sản phẩm More for More, phù hợp với những sản phẩm của các doanh nghiệp cao cấp, sang trọng.
- Chiến lược định vị sản phẩm More for the Same, phù hợp với những doanh nghiệp muốn nhắm vào trải nghiệm của khách hàng bằng cách đem đến những sản phẩm có mức giá như đối thủ, nhưng lại có chất lượng tốt hơn.
- …
Từ việc xác định được chiến lược định vị sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp sẽ có thể lên kế hoạch triển khai chi tiết cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp như xây dựng các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, tạo slogan phù hợp,….
Bước 6: Theo dõi chiến lược và điều chỉnh
Sau khi đã triển khai chiến lược định vị sản phẩm thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đảm bảo chiến lược đang được triển khai đúng hướng và hiệu quả.
Việc thường xuyên theo dõi chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch và có thể kịp thời điều chỉnh, khi xu hướng thị trường thay đổi, nhu cầu của khách hàng thay đổi, xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mới,…
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết lên chiến dịch Marketing kết hợp với chiến lược định vị sản phẩm như thế nào? Tham gia ngay Khóa học Digital Marketing tại IMTA để nắm vững lý thuyết của các nền tảng và biết cách ứng dụng vào xây dựng chiến dịch thực tế một cách hiệu quả nhất.
6. Các yếu tố quan trọng cần chú ý khi định vị sản phẩm
Khi xây dựng chiến lược định vị sản phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố quan trọng khi định vị sản phẩm để có thể đảm bảo chiến lược định vị hiệu quả, tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Dưới đây là các yếu tố quan trọng cần chú ý khi định vị sản phẩm:
- Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất khi định vị sản phẩm và xây dựng các chiến dịch marketing. Để xây dựng được một chiến lược định vị sản phẩm thành công, thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai, tại sao họ lại có nhu cầu mua sản phẩm,….
- Tạo được lợi thế cạnh tranh: Để có thể khiến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường giữa hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, thì doanh nghiệp phải tìm ra điểm độc đáo của sản phẩm mà các sản phẩm của đối thủ không có.
- Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh: Đây cũng là một yếu tố không thể thiếu khi định vị sản phẩm. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó phát triển thêm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được tốt hơn.
- Sự thay đổi của bối cảnh thị trường: Xu hướng thị trường ngày càng thay đổi và nhu cầu của khách hàng cũng vậy, doanh nghiệp cần phải thích nghi với các sự thay đổi của bối cảnh thị trường và sẵn sàng thay đổi hoặc điều chỉnh chiến lược định vị sản phẩm theo thời gian cho phù hợp.
7. Ví dụ về định vị sản phẩm
Để hiểu rõ hơn về định vị sản phẩm, dưới đây là 2 ví dụ về chiến lược định vị sản phẩm của cà phê Trung Nguyên và Vinamilk:
Định vị sản phẩm Cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cà phê lớn hàng đầu tại Việt Nam, ra mắt năm 1996 tại Thành phố Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê của Việt Nam do ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập.
Để có thể xây dựng được một thương hiệu cà phê lớn và nổi tiếng với hơn gần 30 phát triển trên thị trường và các sản phẩm của Cà phê Trung Nguyên xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của Cà phê Trung Nguyên phải nói đến chiến lược định vị sản phẩm.
- Chiến lược định vị sản phẩm theo phân khúc khách hàng:
Cà phê Trung Nguyên cung cấp đa dạng nhiều dòng sản phẩm cà phê khác nhau cho nhiều phân khúc khách hàng từ bình dân đến cao cấp, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng từ sinh viên, người đi làm, đến những người có độ tuổi lớn đã về hưu trải dài từ Bắc đến Nam.
- Chiến lược định vị sản phẩm theo đặc tính sản phẩm:
Nguồn gốc của cà phê Trung Nguyên đến từ thủ phủ cà phê của Việt Nam là thành phố Buôn Ma Thuột, chính vì vậy so với các dòng sản phẩm cà phê khác trên thị trường thì cà phê Trung Nguyên có hương vị rất đặc trưng và riêng biệt từ hạt cà phê Robusta, Arabica,… của Buôn Ma Thuột.
- Chiến lược định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh:
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên cung cấp rất đa dạng các sản phẩm từ cà phê phin đến cà phê hòa tan, trong đó cà phê hòa tan G7 được cà phê Trung Nguyên định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh là thương hiệu Nescafé.
Mặc dù dòng sản phẩm của cà phê Trung Nguyên cao hơn các đối thủ trong nước từ 25%, nhưng bởi vì hương vị và chất lượng sản phẩm đã giúp cho thương hiệu thâm nhập sâu vào thị trường và mở rộng phạm vi thương hiệu cà phê.
Định vị sản phẩm của Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam được thành lập năm 1976, đến nay đã được gần 50 năm phát triển bền vững trên thị trường.
Vinamilk không chỉ là một thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em Việt mà còn vươn ra quốc tế và nằm trên bản đồ ngành sữa của thể giới.
Một yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công của Vinamilk, phải kể đến đó là chiến lược định vị sản phẩm của thương hiệu:
- Chiến lược định vị sản phẩm theo đặc tính sản phẩm:
Thương hiệu sữa Vinamilk cung cấp đa dạng các loại sản phẩm như sữa bột, sữa tươi, sữa chua,… nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng từ trẻ em, người lớn, người cao tuổi.
Đặc điểm nổi bật trong các sản phẩm của Vinamilk là sản phẩm được phân chia theo nhiều dòng khác nhau và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhiều đối tượng khách hàng như: sữa bột ăn dặm cho trẻ em, sữa tăng cường sức đề kháng, sữa dành cho bà bầu, sữa chua ăn cho phái đẹp,…
- Chiến lược định vị sản phẩm theo giá cả:
Với nhiều dòng sản phẩm và mục đích chính của thương hiệu sữa Vinamilk là cung cấp dinh dưỡng cho mọi khách hàng, chính vì vậy thương hiệu áp dụng chiến lược định vị sản phẩm giá rẻ như sữa tươi, sữa chua,…để phù hợp với những phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình nhưng vẫn có thể mua được sản phẩm.
Ngoài ra, đối với các sản phẩm cao cấp hơn như: sữa bột, bột ăn dặm, sữa cho bà bầu,… sec só mức giá cao hơn để phù hợp với những phân khúc khách hàng cao cấp hơn với những nhu cầu về dinh dưỡng và thương hiệu nhiều hơn.
8. Những câu hỏi thường gặp về định vị sản phẩm
9. Tổng kết
Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược Marketing hoàn chỉnh để đưa sản phẩm của doanh nghiệp thâm nhập trên thị trường và giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định vị sản phẩm là gì, tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược định vị sản phẩm và từ những ví dụ thực tế của các doanh nghiệp lớn để có thể áp dụng và xây dựng cho doanh nghiệp của mình một chiến lược định vị sản phẩm tốt nhất nhé!