Trong Marketing, Paid – Owned – Earned Media là 3 kênh truyền thông quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng và xây dựng phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Vậy mỗi kênh có vai trò như thế nào trong các hoạt động truyền thông và chiến lược Marketing? Cùng IMTA tìm hiểu chi tiết về Paid, Owned, Earned Media trong Marketing và cách hoạt động của từng kênh qua ví dụ thực tế trong bài viết dưới đây.
Những nội dung chính cần chú ý về Paid – Owned – Earned Media trong bài viết này:
- Mô hình Paid, Owned, Earned Media là gì trong Marketing?
- Vai trò của Paid, Owned, Earned trong Marketing
- Phân tích mô hình Paid, Owned, Earned Media
- Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng 3 kênh truyền truyền thông Paid, Owned, Earned
- So sánh mô hình Paid, Owned, Earned trong Marketing
1. Mô hình Paid, Owned, Earned Media trong Marketing là gì?
Mô hình Paid, Owned, Earned Media trong Marketing là cách phân loại các kênh truyền thông (trả phí, sở hữu, lan truyền), giúp doanh nghiệp phân loại và phát triển, xây dựng kế hoạch ở các kênh truyền thông khác nhau.
Paid – Owned – Earned Media viết tắt là POEM, mô hình này bao gồm 3 nhóm kênh chính:
- Paid Media (Truyền thông trả phí)
- Owned Media (Truyền thông sở hữu)
- Earned Media (Truyền thông lan truyền)
Bằng cách kết hợp cả 3 loại hình truyền thông trong Marketing, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng được một chiến lược Marketing Online toàn diện và giúp cho chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Vai trò của Paid, Owned, Earned trong Marketing
Paid – Owned – Earned đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. Một số vai trò của Paid, Owned, Earned trong Marketing:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Bằng cách ứng dụng mô hình Paid, Owned, Earned trong Marketing, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng, đặc biệt là tiếp cận đến những đối tượng khách hàng chưa biết đến thương hiệu.
- Tạo nội dung giá trị, hữu ích: Doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra những nội dung giá trị, hữu ích và phù hợp cho từng kênh truyền thông để cung cấp thông tin, thu hút và giữ chân khách hàng.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu: Mỗi kênh truyền thông trong mô hình Paid – Owned – Earned sẽ giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
- Tối ưu chi phí Marketing: Khi 3 truyền thông hoạt động hiệu quả thì sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí Marketing, mà vẫn có thể tiếp cận đúng đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
3. Phân tích mô hình Paid, Owned, Earned Media
3 loại hình truyền thông Paid – Owned- Earned Media có mối quan hệ hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong Marketing. Dưới đây là phân tích mô hình Paid – Owned – Earned trong Marketing:
Paid Media – Mô hình truyền thông trả phí
Paid Media là các kênh truyền thông mà doanh nghiệp cần phải trả phí để đưa nội dung, sản phẩm/dịch vụ tiếp cận đến những đối tượng khách hàng tiềm năng.
Mục đích của mô hình truyền thông trả phí (Paid Media) là tăng khả năng hiển thị, tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng nhất và tăng độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.
Ví dụ: Quảng cáo trên các nền tảng Google Ads, Facebook Ads,…
- Ưu điểm của Paid Media
Ưu điểm của truyền thông trả phí (Paid Media) là giúp doanh nghiệp tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng tiềm năng nhanh chóng và dễ dàng kiểm soát được thông điệp truyền thông, phù hợp với các chiến dịch Marketing ngắn hạn để ra mắt sản phẩm, tăng traffic,…
Ngoài ra, Paid Media cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả truyền thông qua các công cụ phân tích, các chỉ số đo lường như CTR (Click – Through Rate), CPC (Cost Per Click), CR (Conversion Rate),…
- Nhược điểm của Paid Media
Nhược điểm lớn nhất của Paid Media là tốn chi phí cao, đặc biệt là doanh nghiệp cần phải trả tiền liên tục để có thể duy trì quảng cáo tiếp cận đến khách hàng. Nếu đột nhiên dừng quảng cáo thì sẽ khiến traffic giảm mạnh, doanh số giảm,… dẫn đến hiệu quả của cả chiến dịch Marketing cũng giảm theo.
Khi quảng cáo trên các nền tảng Facebook Ads, TikTok Ads,… thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ các chính sách quảng cáo Facebook, Google,.. để tránh vi phạm khiến tài khoản bị khóa hoặc bị hạn chế.
Tìm hiểu ngay Khóa học Digital Marketing tại IMTA để nắm vững thuật toán của các nền tảng, giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu chi phí quảng cáo và nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Owned Media – Mô hình truyền thông sở hữu
Owned Media là các kênh truyền thông do doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát toàn toàn.
Mục đích của mô hình truyền thông sở hữu (Owned Media) là xây dựng doanh nghiệp bền vững, tạo sự tin tưởng và duy trì mối quan hệ, tương tác với khách hàng qua việc cung cấp các nội dung hữu ích, có giá trị.
Ví dụ: Website, các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok,…), Email Marketing,…
- Ưu điểm của Owned Media
Ưu điểm của Owned Media (Truyền thông sở hữu) là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp hơn mô hình Paid Media, bởi doanh nghiệp không cần phải trả tiền để nội dung được hiển thị mà thay vào đó chỉ cần đầu tư viết bài blog, sản xuất video,… có giá trị thì traffic sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên.
Đặc biệt, Owned Media do doanh nghiệp sở hữu nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo nội dung và kiểm soát thông điệp truyền thông, cập nhật thông tin sản phẩm/dịch vụ,… mà không bị phụ thuộc vào các thuật toán.
- Nhược điểm của Owned Media
Mặc dù Owned Media giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nhưng song song đó là nhược điểm của truyền thông sở hữu là mất nhiều thời gian để có thể đạt được hiệu quả và cần phải đầu tư vào những nội dung chất lượng, liên tục cập nhật nội dung để mang lại giá trị, giữ chân khách hàng lâu hơn.
Earned Media – Mô hình truyền thông lan truyền
Earned Media là các nội dung về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu được tạo ra bởi những đánh giá, phản hồi của khách hàng một cách tự nhiên và được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội.
Mục đích của mô hình truyền thông lan truyền (Earned Media) là xây dựng uy tín thương hiệu và lòng tin từ khách hàng.
Ví dụ: Đánh giá của khách hàng trên Google Map, đánh giá sản phẩm trên Shopee,…
- Ưu điểm của Earned Media
Ưu điểm của Earned Media (Truyền thông lan truyền) là được khách hàng tin tưởng hơn so với các các kênh truyền thông trả phí khác, bởi những thông tin từ kênh truyền thông lan truyền (Earned Media) được tạo ra từ những đánh giá, trải nghiệm của người dùng nên sẽ mang tính chân thật hơn đối với người tiêu dùng.
Ngoài ra, Earned Media sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản lớn ngân sách Marketing, nhờ vào khả năng lan truyền tự nhiên trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
- Nhược điểm của Earned Media
Nhược điểm lớn nhất của Earned Media chính là rất khó kiểm soát nội dung, đánh giá của khách hàng. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp đôi khi gặp phải những đánh giá tiêu cực hoặc những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
4. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng Paid, Owned, Earned
Để xây dựng và phát triển được một thương hiệu trên nền tảng Online, thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải áp dụng Paid, Owned, Earned.
- Mỗi kênh truyền thông có những ưu và nhược điểm khác nhau, khi kết hợp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một kế hoạch phát triển Marketing Online bền vững và toàn diện.
- Mỗi kênh truyền thông Paid, Owned, Earned Media có thể ứng dụng theo từng giai đoạn trong hành trình khách hàng, giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp, tin tưởng doanh nghiệp và đưa ra quyết định mua hàng.
- Việc doanh nghiệp ứng dụng cả 3 kênh truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí Marketing để phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp triển khai đầy đủ các kênh truyền thông thì sẽ không bị quá phụ thuộc vào một kênh nào.
Ví dụ: Paid Media giúp doanh nghiệp tiếp cận đến với khách hàng nhanh chóng và tăng độ nhận diện thương hiệu, Owned Media giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, Earned Media sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín nhờ vào những đánh giá của khách hàng.
5. So sánh Paid, Owned, Earned trong Marketing
Tiêu chí | Paid Media | Owned Media | Earned Media |
Khái niệm | Các kênh truyền thông mà doanh nghiệp phải trả phí để có thể tiếp cận khách hàng | Các kênh truyền thông do doanh nghiệp quản lý và sở hữu | Các thông tin truyền thông lan truyền do khách hàng tạo ra liên quan đến doanh nghiệp |
Ưu điểm | Tiếp cận khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, dễ kiểm soát thông điệp truyền thông và đo lường | Không tốn chi phí quảng cáo, xây dựng được nội dung chất lượng và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng | Hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ, có độ tin cậy |
Nhược điểm | Tốn rất nhiều chi phí quảng cáo, khách hàng có thể bỏ qua quảng cáo | Tốn nhiều thời gian để triển khai, hiệu quả chậm hơn so với Paid Media | Khó kiểm soát nội dung |
Mục tiêu | Tăng độ nhận diện thương hiệu | Duy trì tương tác với khách hàng | Tạo dựng lòng tin với thương hiệu |
Kênh triển khai | Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads, TVC, truyền hình,… | Website, Fanpage, Email, Ứng dụng di động,… | Đánh giá, review, bình luận,… trên các nền tảng mạng xã hội |
6. Ví dụ về mô hình Paid, Owned, Earned Media
Để hiểu rõ hơn về mô hình Paid, Owned, Earned Media, dưới đây là 2 ví dụ cụ thể từ Coca-Cola và TH True Milk:
Mô hình Paid – Owned – Earned của Coca-Cola
Coca-Cola là một trong những thương hiệu đồ uống có gas nổi tiếng nhất trên thế giới. Điều tạo nên sự thành công của Coca-Cola không chì là công thức đồ uống, mà thương hiệu này còn nổi tiếng với các chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông.
- Truyền thông trả phí – Paid Media: Coca-Cola đã đầu tư rất mạnh vào các chiến dịch quảng cáo TVC để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, thực hiện quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Google,… vào các dịp lễ, Tết để xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với sự năng động và đoàn tụ gia đình để thúc đẩy doanh số bán hàng cho Coca-Cola.
- Truyền thông sở hữu – Owned Media: Để có thể tiếp cận đến với khách hàng tiềm năng, Coca-Cola sở hữu các kênh truyền thông như: website chuyên cung cấp các thông tin về sản phẩm, chiến dịch Marketing,…; các kênh mạng xã hội Facebook, TikTok,… để chia sẻ nội dung, chiến dịch và tương tác với khách hàng; ứng dụng di động Coca-Cola để thông báo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi độc quyền dành cho khách hàng của Coca-Cola.
- Truyền thông lan truyền – Earned Media: Một trong những thành công lớn nhất trong các chiến dịch Marketing mà Coca-Cola đã triển khai, đó chính là khả năng tạo ra sự lan truyền mạnh mẽ của thương hiệu. Ví dụ như chiến dịch “Share a Coke” năm 2011 đã tạo ra một làn sóng chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội, giúp Coca-Cola gia tăng được doanh số và tăng cường độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.
Mô hình Paid – Owned- Earned của TH True Milk
Sau Vinamilk thì TH True Milk là một trong những thương hiệu sữa tươi, sạch được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Để có thể định vị thương hiệu trên thị trường sữa Việt Nam, TH True Milk đã xây dựng một chiến lược Marketing kết hợp với Paid – Owned – Earned một cách rất hiệu quả.
- Paid Media – Truyền thông trả phí: Thương hiệu TH True Milk tập trung vào các TVC quảng cáo trên truyền hình để quảng cáo thông điệp truyền thông “Thật sự thiên nhiên” và tiếp cận nhiều tệp khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, TH True Milk còn quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube để tiếp cận đến những đối tượng khách hàng trẻ và giới thiệu sản phẩm, kể về nguồn gốc sản phẩm, lợi ích của sản phẩm,…
- Owned Media – Truyền thông sở hữu: Hiện tại, TH True Milk đang sở hữu một website chính thức để chia sẻ các thông tin về sản phẩm, kể câu chuyện thương hiệu; các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube để tương tác với khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới,…và ứng dụng TH eLIFE giúp khách hàng dễ dàng mua sắm, tích điểm, đổi quà khi mua hàng tại TH True Milk.
- Earned Media – Truyền thông lan truyền: TH True Milk đã tận dụng những chia sẻ, đánh giá của các mẹ bỉm sữa khi trải nghiệm sản phẩm của TH True Milk trên các nền tảng mạng xã hội để tạo hiệu ứng lan truyền tự nhiên. Ngoài ra, TH True Milk cũng thường xuyên xuất hiện trên các báo lớn xoay quanh các nội dung về chất lượng sản phẩm, suy trình sản xuất sữa,… giúp xây dựng lòng tin và uy tín của thương hiệu đến người tiêu dùng một cách tự nhiên.
7. Những câu hỏi thường gặp
8. Tổng kết
Paid, Owned, Earned Media không chỉ là các kênh truyền thông kết hợp để giúp doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Marketing, mà mỗi kênh Paid Media, Owned Media, Earned Media lại có những vai trò riêng trong từng giai đoạn Marketing để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.
Hy vọng qua bài viết này của IMTA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình Paid, Owned, Earned trong Marketing và qua ví dụ thực tế từ các thương hiệu nổi tiếng bạn có thể học hỏi và ứng dụng vào cho kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp của mình nhé!