Không chỉ là vẻ bề ngoài, thiết kế sản phẩm còn mang ý nghĩa là cách mà sản phẩm tác động và kết nối với người dùng. Trong bài viết này, IMTA sẽ cùng bạn khám phá 10 Ví dụ thiết kế sản phẩm nổi bật đến từ những lĩnh vực khác nhau. Mỗi ví dụ để là minh họa cho cách mà thiết kế có thể nâng giá trị cao hơn cho sản phẩm, tăng khả năng tương tác với người dùng.
8 Ví dụ về thiết kế sản phẩm, bao bì ấn tượng
Những thành công từ các thương hiệu lớn đã chứng minh rằng thiết kế sản phẩm độc đáo góp phần rất lớn trong sự thành công của giá trị sản phẩm. Dưới đây là một số ví dụ được lấy từ chính thực tế của những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu hiện nay.
Ví dụ về thiết kế sản phẩm Corona’s Game Board
Corona’s Game Board là một thiết kế cực kỳ sáng tạo đến từ thương hiệu bia Corona và là sự kết hợp giữa sản phẩm cùng trải nghiệm tương tác để tăng cường kết nối với người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ý tưởng này biến những buổi gặp gỡ bạn bè thành trải nghiệm thú vị hơn bằng cách tạo ra mộ trò chơi có thể được chơi ngay tại bàn nhậu, nơi bia Corona trở thành một phần của trò chơi. Thiết kế bảng trò chơi của Corona vừa độc đáo, gần gũi vừa thể hiện tinh thần vui tươi và năng động mà thương hiệu muốn truyền tải.
Ví dụ về thiết kế sản phẩm Rượu Zube Squeezable
Rượu Zube Squeezable là một sản phẩm đặc biệt với thiết kế bao bì dạng tuýp mềm, có thể bóp để lấy rượu thay vì phải rót như những loại chai truyền thống. Thiết kế này vừa mang tính đột phá vừa mang đến trải nghiệm cực kỳ mới mẽ cho người dùng.
Ví dụ sản phẩm ấn tượng của Tiktok
Tiktok là một ứng dụng cực kỳ phổ biến hiện nay thu hút hàng tỷ người dùng nhờ thiết kế sáng tạo cùng tính năng dễ sử dụng. Đặc biệt, cách mà Tiktok xây dựng và tối ưu trải nghiệm người dùng đã khiến nó trở thành một hiện tượng toàn cầu rất được giới trẻ yêu thích.
Bên cạnh đó, Tiktok shop hiện đang được đánh giá là sàn thương mại điện tử đứng thứ 2 tại Việt Nam man đến cho các shop lượng khách hàng khủng. Nếu bạn đang muốn kinh doanh Online trên nền tảng này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham gia khóa học Tiktok shop đào tạo tất cả kỹ năng chuyển đổi trên sàn tại IMTA ngay hôm nay nhé!
Ví dụ về thiết kế sản phẩm ấn tượng Black Water
Black Water là thương hiệu nước khoáng nổi bật và là ví dụ về thiết kế sản phẩm thành công điển hình. Sử dụng nước khoáng từ nguồn suối tự nhiên và chứa khoáng chất thiết yếu. Sản phẩm ngày không chỉ thu hút khách hàng bởi chất lượng mà còn là hình thức bao bì cùng thông điệp thương hiệu mạnh mẽ.
Khác với những loại đồ uống trên thị trường hiện nay, những sản phẩm của Black Water có thiết kế đơn sắc, bí ẩn và khác biệt khiến nó trở nên đặc biệt và tạo ấn tượng mạnh với khách hàng. Từ đó, tạo cảm giác tò mò và thúc đẩy khách mua hàng.
Ví dụ về thiết kế sản phẩm Coca-Cola Personalized Cans
Coca-Cola đã triển khai cực kỳ thành công chiến dịch Marketing của mình với thiết kế sản phẩm độc đáo từ những chiếc lon nước ngọt được cá nhân hóa. Chiến dịch “Share a Coke” đã mang đến một trải nghiệm mới cho người tiêu dùng. Từ trải nghiệm đơn thuần thưởng thức một lon Coca-Cola biến thành kết nối với người người xung quanh thông qua tên gọi.
Sự cá nhân hóa này đã giúp khách hàng cảm thấy như sản phẩm trở thành một phần của chính mình, từ đó tăng sự yêu thích và kết nối với thương hiệu.
Ví dụ về thiết kế sản phẩm của Starbucks Rebranding
Starbucks là một thương hiệu cà phê cực kỳ nổi tiếng không chỉ bởi sản phẩm chất lượng mà còn nhờ sự nhất quán và sáng tạo trong thiết kế thương hiệu. Trong đợt tái thiết kế gần nhất, Starbucks đã cải tiến hình ảnh của mình, vừa mang lại một diện mạo mới mẻ nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi, góp phần giúp thương hiệu gắn kết hơn với khách hàng trên toàn thế giới.
Ví dụ về sản phẩm ấn tượng ChatGPT
ChatGPT là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nổi tiếng toàn cầu do OpenAI phát triển, nổi bật nhờ khả năng tạo phản hồi tự nhiên và mạch lạc trong những cuộc trò chuyện với người dùng. Đặc biệt, sản phẩm này thu hút và gây ấn tượng mạnh nhờ vào thiết kế giao diện người dùng thân thiện cùng khả năng cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Ví dụ về bao bì thương hiệu tốt từ Philips Hue
Philips Hue là một trong những sản phẩm nổi bật trong thị trường sản phẩm chiếu sáng thông minh với thiết kế bao bì sản phẩm thể hiện sự chú trọng đến cả tính năng lẫn thẩm mỹ. Không chỉ bảo vệ sản phẩm, bao bì của Philips Huê còn truyền tải thông điệp thương hiệu mạnh mẽ và giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về những tính năng nổi bật của sản phẩm.
Làm sao để đánh giá một thiết kế sản phẩm tốt hay không
Một thiết kế sản phẩm tốt không chỉ phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng mà còn cần có thể tạo được sự kết nối cảm xúc và mang đến trải nghiệm tích cực khi sử dụng. Dưới đây là một số yếu tố chính mà bạn cần xem xét nếu muốn thiết kế một sản phẩm tốt:
Khả năng thân thiện với người dùng (User-Centric Design)
Một thiết kế sản phẩm được đánh giá là tốt chỉ khi nó được xây dựng dựa trên nhu cầu và thói quen của người dùng. Mỗi chi tiết từ kích thước, màu sắc cho đến cách sử dụng đều phải được điều chỉnh để có thể tối ưu hóa trải nghiệm.
Thẩm mỹ và thu hút
Thiết kế sản phẩm đẹp mắt và sáng tạo không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn tạo được ấn tượng lâu dài với họ. Để làm được điều này, bạn sẽ cần biết cách kết hợp giữa màu sắc, hình dạng cũng như phong cách để có thể tạo nên một sản phẩm đẳng cấp mang tính nghệ thuật và ứng dụng cao.
Giá trị và tiện ích
Một sản phẩm dù được thiết kế với hình dáng đẹp như thế nào nhưng nếu nó không mang lại được giá trị hoặc ứng dụng thực tế vẫn sẽ nhanh chóng bị người dùng từ chối và lãng quên.
Thân thiện với môi trường
Xu hướng của thời đại ngày nay mà sản phẩm cần hướng đến chính là tính bền vững cùng khả năng thân thiện với môi trường. Bạn có thể dùng những vật liệu thân thiện và thiết kế sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc tái chế để giúp nó thân thiện hơn với người tiêu dùng hiện đại, nhóm người đang ngày càng có ý thức hơn về tác động của sản phẩm đến môi trường.
Tính cá nhân hóa và linh hoạt
Một trong những khả năng mà các thiết kế hiện nay phải có chính là tính cá nhân hóa để có thể phù hợp với người dùng, giúp họ cảm thấy sản phẩm này được tạo ra là dành cho mình. Đó có thể là thiết kế, tính năng có thể được tùy chỉnh theo sở thích.
Khả năng khác biệt cùng câu chuyện thương hiệu
Yếu tố cuối cùng để đánh giá liệu một thiết kế sản phẩm có tốt hay không chính là khả năng khác biệt và được gắn liền với một câu chuyện thương hiệu. Nếu khả năng khác biệt giúp sản phẩm trở nên nổi bật thì câu chuyện thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy kết nối và gắn bó hơn.
Kết luận
Có thể thấy rằng, thiết kế sản phẩm tốt là sự kết hợp giữa hoàn hảo giữa thẩm mỹ, tiện ích cùng trải nghiệm người dùng để tạo nên kết nối lâu dài và bền vững với khách hàng. Hy vọng rằng, với những ví dụ về thiết kế sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng của IMTA, bạn đã biết cách tạo sản phẩm không chỉ thu hút mà còn tạo dấu ấn lâu dài trong tâm trí khách hàng.