Phân biệt Marketing và Branding rõ ràng sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược nào đang phù hợp với hiện tại. Nếu như Marketing là yếu tố thúc đẩy doanh số ngay lập tức thì Branding là yếu tố củng cố lòng tin để bán hàng

Doanh nghiệp cần phân biệt MarketingBranding để định hướng được mục tiêu triển khai trong từng giai đoạn phát triển, mỗi chiến lược đều cót ác dụng khác nhau đến doanh số, độ phủ, nhận biết thương hiệu.

Marketing và Branding có điểm gì giống và khác nhau. Hãy cùng IMTA tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Khái quát

Trước khi so sánh điểm giống và khác nhau giữa Marketing và Branding, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về hai khái niệm này.

1.1 Branding là gì?

Branding hay xây dựng thương hiệu là quá trình xây dựng hình ảnh, sự uy tín, giá trị sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và nhận thức về thương hiệu trong mắt khách hàng.

Đây là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược marketing và phát triển doanh nghiệp vì nó xác định và định vị thương hiệu trong thị trường cạnh tranh.

Ví dụ về điện thoại di động thì IPhone là thương hiệu chiếm tỷ lệ sử dụng hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Sự thật thì một số dòng sản phẩm giá thành rẻ hơn, cấu hình tốt hơn cả IPhone nhưng người dùng vẫn lựa chọn IPhone vì sự trải nghiệm ổn định, thiết kế ưa chuộng của thương hiệu IPhone, hay khi dùng thương hiệu IPhone họ sẽ cảm thấy sang trọng hơn so với các sản phẩm khác.

Chiến lược branding
Key elements in Branding strategy

Một số yếu tố đặc trưng của thương hiệu gồm:

  • Nhận diện thương hiệu: Gồm các yếu tố giúp cho người nhận biết và ghi nhớ đến như logo, màu sắc, kiểu chữ, thông điệp,… tạo nên sự khác biệt của thương hiệu. Đây là những yếu tố dễ nhận biết và đại diện trực quan cho thương hiệu, giúp thương hiệu tạo ấn tượng với khách hàng. Từ đó khách hàng dễ dàng phân biệt được thương hiệu của bạn trong thị trường.
  • Giá trị: Là giá trị cốt lõi của thương hiệu muốn truyền tải và là đại diện cho thương hiệu để người dùng đánh giá như chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, sự sáng tạo và đổi mới, tính chuyên nghiệp, sự minh bạch, trách nhiệm xã hội,…
  • Tầm ảnh hưởng: Là vị trí, sự ảnh hưởng của thương hiệu đối với người dùng và đối thủ cạnh tranh trong thị trường.
  • Mối quan hệ: Kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng là yếu tố then chốt trong việc vượt qua mối quan hệ giao dịch đơn thuần, hướng tới việc xây dựng sự gắn kết sâu sắc, lòng trung thành, và sự ủng hộ bền vững. Điểm kết nối này có thể đến từ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hay các chiến dịch truyền thông và hoạt động cộng đồng.

Tóm lại, Branding là hoạt động kết nối với người dùng nhằm mục đích tạo sự ghi nhớ tích cực về thương hiệu lòng trung thành đối với khách hàng.

1.2 Marketing là gì?

Marketing là tập hợp các chiến lược và hoạt động phân tích, quảng bá và chăm sóc và phát triển để đạt được mục tiêu cuối cùng là mang giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung, tạo ra doanh số chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Cha đẻ của ngành marketing hiện đại, Philip Kotler định nghĩa rằng: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp.

Yếu tố chính tròn marketing
Yếu tố chính tròn marketing

Các yếu tố chính trong Marketing bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường: Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên nhằm hiểu rõ thị trường người dùng và độ cạnh tranh trong lĩnh vực. Giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội, thách thức và có những chiến lược xây dựng phát triển doanh nghiệp bền vững.
  • Phân tích khách hàng mục tiêu: Khách hàng là đơn vị tạo ra chuyển đổi để đạt được mục tiêu cuối cùng. Hiểu rõ được hành vi, nhu cầu, mong muốn của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để tiếp cận chính xác đối tượng, tối ưu hiệu suất cho chiến lược marketing
  • Product (Phát triển sản phẩm/dịch vụ): Dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường và khách hàng, doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển cho sản phẩm/ dịch vụ của mình sao cho đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của người dùng tốt nhất.
  • Promotion (Quảng cáo tiếp cận, tương tác): Truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu thông qua các chiến lược quảng bá như quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, tiếp thị nội dung, quan hệ công chúng, và mạng xã hội. Mục tiêu của quảng bá là tạo ra sự nhận thức, xây dựng hình ảnh thương hiệu và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.
  • (Place – địa điểm bán hàng, kênh phân phối): Phân phối sản phẩm bao gồm việc quản lý các kênh phân phối đảm bảo độ bao phủ trên thị trường, quản lý chuỗi cung ứng và logistics đảm bảo sản phẩm đến người dùng an toàn, nhanh chóng khi khách hàng cần. Tạo sự chuyên nghiệp, chất lượng và da
  • Chăm sóc khách hàng: Tiếp cận tư vấn và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các sự kiện đặc biệt, hỗ trợ khách hàng hay giải quyết khiếu nại,…. Chăm sóc khách hàng tốt giúp nâng cao sự hài lòng, tạo dựng lòng trung thành và gia tăng giá trị lâu dài từ khách hàng.

2. Phân biệt Marketing và Branding

Marketing hay Branding đều chiếm vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phân biệt được hai khái niệm này, ta cần dựa vào các yếu tố sau:

Các yếu tố so sánh giữa Branding và MarketingBrandingMarketing
Hình thứcLiên quan đến việc đặt tên, thiết kế logo, thông điệp, sự chuyên nghiệp và uy tínBao gồm các chiến dịch quảng cáo, truyền thông, tiếp thị nội dung, SEO,…
Mục tiêuXây dựng danh tiếng và giá trị của thương hiệu, thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh và tạo nên sự trung thành của khách hàng.Tiếp cận khách hàng mục tiêu, thúc đẩy chuyển đổi, tăng doanh số.
Thời gian triển khaiTriển khai xuyên suốt từ lúc doanh nghiệp mới đến quá trình phát triển dài hạn.Đa số chiến lược thúc đẩy ngắn hạn cho sản phẩm/ dịch vụ cụ thể, hay chiến dịch dài hạn tổng thể cho nhiều sản phẩm.
Chiến lượcChiến lược thương hiệu (branding strategy) gồm phân tích thị trường và người dùng, xây dựng mục tiêu nhận diện và tạo giá trị thương hiệu, tiếp cận qua các kênh truyền thông, hỗ trợ khách hàng.Chiến lược tiếp thị (branding strategy) gồm phân tích thị trường, phát triển sản phẩm, tiếp thị sản phẩm qua các kênh truyền thông, phân phối sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
Kết quả cuối cùngThương hiệu mạnh mẽ, tạo lòng tin trong lòng khách hàng, khẳng định giá trị của thương hiệu trong thị.Tăng trưởng doanh số, tăng nhận diện sản phẩm/ dịch vụ, mở rộng thị phần trong lĩnh vực kinh doanh.
Bảng so sánh Branding và Marketing
@imtamarketing Marketing khác gì so với Branding, Nên làm Marketing hay xây dựng thương hiệu #marketing #branding #imtamarketing #digitalmarketing ♬ nhạc nền – IMTA DIGITAL MARKETING – IMTA Marketing

3. Khi nào nên triển khai Branding hay Marketing?

Cả Branding và Marketing đều quan trọng đối với một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, thời điểm triển khai sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, giai đoạn phát triển, tình hình thị trường. Sau đây sẽ là những đặc điểm xác định nên triển khai chiến lược nào.

3.1 Khi nào nên triển khai Branding?

Chiến lược Branding tập trung vào mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu, vì thế mà bạn nên triển khai vào thời điểm:

  • Khởi đầu doanh nghiệp: Thời điểm đầu thành lập doanh nghiệp là lúc nên triển khai chiến lược Branding để tiếp cận đến khách hàng bắt đầu nhận thức về thương hiệu, khẳng định giá trị cũng như những khác biệt vượt trội so với đối thủ.
  • Gắn kết, duy trì quan hệ khách hàng: Triển khai chiến lược Branding để tạo lòng tin và sự trung thành với khách hàng cũ và tiếp cận thường xuyên với họ để thương hiệu luôn được nhớ đến.
  • Thay đổi định hình thương hiệu: Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp luôn sẽ có những cột mốc thay đổi định hình thương hiệu như thay đổi lĩnh vực phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh hay đối thủ cạnh tranh gay gắt,… Những chiến lược thay đổi quy mô, mục tiêu của doanh nghiệp nhằm tiếp cận và khẳng định lại vị thế của doanh nghiệp trong thị trường, mang lại giá trị mới cho người dùng để đổi mới nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
  • Khắc phục khủng hoảng thương hiệu: Khi doanh nghiệp gặp phải các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự uy tín và vị thế, việc triển khai các chiến lược Branding sẽ giúp doanh nghiệp khôi phục niềm tin với khách hàng, định hình lại thương hiệu. Các chiến lược Branding triển khai có thể là chương trình trải nghiệm sản phẩm, ra mắt sản phẩm mới với nhiều ưu đãi, chương trình cải tiến xã hội,…

Branding nên được triển khai bất cứ khi nào doanh nghiệp cần xây dựng, làm mới hoặc củng cố nhận diện thương hiệu, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn.

3.2 Khi nào nên triển khai Marketing?

Chiến lược Marketing thực hiện xuyên suốt trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp luôn được triển khai trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi công bố, duy trì hay làm mới sản phẩm/ dịch vụ.

  • Doanh nghiệp mới: đây có thể được xem là giai đoạn phối hợp chiến lược Marketing và Branding. Việc triển khai marketing ở giai đoạn đầu doanh nghiệp ngoài việc mang lại chuyển đổi, bạn có thể thêm vài yếu tố để tăng nhận thức thương hiệu như đầu tư vào chất lượng sản phẩm chỉnh chu nhất, giá thành hợp lý dễ tiếp cận, chính sách chăm sóc bảo hàng tốt,…
  • Ra mắt sản phẩm mới: Khi doanh nghiệp sắp ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới, một chiến lược Marketing sẽ giúp truyền tải quảng cáo truyền tải thông tin tạo nhận thức về sản phẩm với khách hàng, thúc đẩy người dùng trải nghiệm.
  • Tăng doanh số: triển khai chiến lược marketing để thúc đẩy doanh số trong thời gian ngắn. Bạn có thể triển khai các chương trình khuyến mãi, mang lại nhiều giá trị hấp dẫn, hay quảng cáo thu hút khách hàng. Lưu ý rằng, bạn nên tập trung vào những sản phẩm có lợi nhuận cao.
  • Duy trì hoặc làm mới sản phẩm: Duy trì sản phẩm bao gồm các công việc cải thiện chất lượng, chăm sóc hỗ trợ khách hàng, tiếp cận khách hàng đều đặn. Duy trì nên được áp dụng khi sản phẩm đạt mức hoàn thiện nhất định đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, có thị phần ổn định, nhu cầu thị trường thay đổi chậm. Ngược lại, làm mới sản phẩm nên được áp dụng khi sản phẩm đang có chiều hướng suy giảm, thị trường cạnh tranh tăng cao, mong muốn đổi mới của khách hàng. Đổi mới sản phẩm có thể là thay đổi thiết kế, cải tiến tính năng, phát triển thêm tính năng hữu ích mới.

Mục tiêu Marketing nên được triển khai khi doanh nghiệp cần thúc đẩy doanh số, mở rộng thị trường, nâng cao nhận diện thương hiệu, và hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Đây là công cụ linh hoạt giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng, tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, và đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn trong quá trình phát triển.

Marketing và Branding là hai chiến lược với cách triển khai và mục tiêu khác nhau. Xong, chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ chính trong quá trình xây dựng và phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân tích và xác định được giai đoạn triển khai chiến lược marketing và branding cho phù hợp để đạt được mục tiêu vừa phát triển bền vững vừa mang lại doanh thu vượt trội.

Bạn có thể tham khảo khóa học Marketing Online tại IMTA để tối ưu hiệu suất quảng cáo cho chiến dịch banding cũng như marketing cho doanh nghiệp.

Hy vọng với những kiến thức mà IMTA đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được Marketing với Branding và xây dựng được chiến lược triển khai chuẩn chỉnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chúc bạn thành công!

Digital Marketing IMTA Digital MarketingPhân biệt Marketing và Branding? Giống và khác nhau? Nên chọn chiến lược nào cho doanh nghiệp?