Marketing Objective là gì? Và có những loại mục tiêu nào Marketer cần phân biệt rõ ràng hãy cùng IMTA tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Marketing Objective là gì?
Marketing Objective được hiểu đơn giản là mục tiêu tiếp thị do những người làm marketing (marketer) xác định các mục tiêu cần làm có thể đo lường được và cung cấp định hướng rõ ràng cho các chiến lược marketing.
Để chiến dịch marketing có được sự thành công thì chúng ta không thể không đề cập đến các yếu tố đằng sau của sự thành công đó là gì, bí quyết chính là xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể, vạch ra định hướng chính xác cho một chiến dịch để đảm bảo rằng chúng ta không đi lệch hướng.
Tuy nhiên, vẫn có một số marketer vẫn chưa phân biệt rõ các loại mục tiêu để đưa ra mục tiêu cho chiến lược một cách chính xác. Vì vậy, chúng ta cùng phân biệt 3 loại mục tiêu trong Marketing dưới đây.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Phân biệt 3 loại mục tiêu trong Marketing
Objective Marketing có 3 loại chính:
1. Marketing Objective (Mục tiêu Marketing)
Mục tiêu Marketing chủ yếu được đặt ra nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, cụ thể là:
- Gia tăng mức độ tiêu thụ: Tăng mức độ tiêu thụ chính là việc khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm hơn. Có 2 cách để gia tăng mức độ tiêu thụ, bao gồm: Tăng lượng tiêu thụ (liều dùng) cho mỗi lần dùng và tăng tần suất sử dụng.
Ví dụ: Chai sữa tắm được thiết kế vòi nhấn sao cho người dùng nhấn ra một lượng sản phẩm nhất định cho mỗi lần dùng, được gọi là 1 liều dùng. Hay các thương hiệu kem đánh răng luôn khuyến khích chúng ta nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày thay vì chỉ đánh 1 lần.
- Gia tăng mức độ thâm nhập thị trường: Là một chiến lược thu hút nhiều người dùng mới đến với sản phẩm, chiến lược này thường được thực hiện thông qua các chương trình tiếp thị trực tiếp (Trade Marketing) như khuyến mãi tặng kèm, giảm giá, tặng hàng dùng thử miễn phí,… được kết hợp chạy song song liên tục với các kênh truyền thông khác.
- Gia tăng giá trị sử dụng: Là hình thức khuyến khích người dùng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm có tính năng mới hoặc sản phẩm được định vị ở phân khúc cao hơn.
Ví dụ: Bất kể lúc nào hãng Apple cho ra mắt Iphone mới, thương hiệu đều cải tiến sản phẩm với nhiều tính năng mới như camera sắc nét hơn, màn hình lớn và chất lượng cao hơn, dung lượng pin trâu hơn,… Đây là cách Apple định vị khách hàng ở phân khúc cao hơn, thúc đẩy người dùng chi trả cho mẫu điện thoại mới có các tính năng mới.
- Gia tăng tỷ lệ quay lại mua hàng: Duy trì và gia tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại mua hàng.
>> Đọc thêm: Mô hình PAS và bí kíp viết Content thu hút khách hàng
2. Bussiness Objective (Mục tiêu kinh doanh)
Mục tiêu kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu được xác định trong cuộc họp cuối năm của các công ty, đặc biệt là công ty theo mô hình đa thương hiệu. Đây là mục tiêu kinh doanh cần đạt được nhằm giải quyết các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, chẳng hạn như hao hụt tài nguyên, giảm doanh số bán hàng, mất điểm bán, mất thị phần,…
Một số yếu tố cơ bản để thiết lập mục tiêu kinh doanh và chi phí đầu tư cho chiến dịch:
- Doanh số bán hàng: Đạt được doanh số về giá trị (doanh thu) và tổng sản lượng được bán ra (doanh số). Đồng thời, đảm bảo quy trình sản xuất luôn thực hiện với công suất tối đa.
- Thị phần: Giành được miếng bánh thị phần và bán nhiều sản phẩm hơn các đối thủ bằng cách tăng trưởng vượt mặt với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng.
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành hàng là 8% nhưng tốc độ của doanh nghiệp đang ở mức 9%. Điều này có nghĩa bạn đang giành được miếng bánh thị phần từ các đối thủ cạnh tranh.
- Tăng trưởng quy mô: Mục tiêu đầu tư vào sự tăng trưởng cho toàn bộ dòng sản phẩm chứ không đầu tư vào sự tăng trưởng của một sản phẩm riêng lẻ. Quy mô thị trường sẽ phản ánh được nhu cầu của thị trường bởi quy mô của thị trường tăng thì nhu cầu thị trường cũng sẽ tăng theo và điều này thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
- Lợi nhuận: Duy trì chi phí sản xuất và lợi nhuận biên
Thực chất, mục tiêu Marketing có liên quan mật thiết đến mục tiêu kinh doanh. Cụ thể là, nếu doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing sẽ đồng nghĩa với việc đạt được mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn: Bạn đang kinh doanh trong thị trường bão hòa khi các sản phẩm trở nên đồng hóa và có nhiều đối thủ cạnh tranh. Trường hợp này khó có tiềm năng tăng trưởng để đạt được mục tiêu kinh doanh (tăng thị phần). Đây là lúc doanh nghiệp cần khởi tạo các chiến lược marketing để đạt được mục tiêu tiếp thị cũng như thay đổi được hành vi người tiêu dùng.
Chúng ta hãy tìm hiểu xem cách thương hiệu Dove đã đối mặt với trường hợp này như thế nào nhé:
- Giai đoạn 1: Định vị thương hiệu trên thị trường – Dove đã rất tinh tế khi kết hợp thương hiệu với việc chăm sóc da cho phái nữ khiến người dùng cảm thấy việc chăm sóc và dưỡng ẩm da là rất quan trọng.
- Giai đoạn 2: Thương hiệu muốn trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong mắt người tiêu dùng bằng cách tung ra nhiều sản phẩm và nhiều phiên bản khác nhau.
- Giai đoạn 3: Dove đã cải thiện và duy trì lòng trung thành với khách hàng bằng cách đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề làm sạch da, mà trước đây vấn đề đó chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.
Tóm lại, nếu chiến dịch tiếp thị được đi đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng thương hiệu, bằng cách tăng trưởng thị phần thương hiệu và tăng trưởng danh mục sản phẩm của thương hiệu, cụ thể là:
- Tăng thị phần thương hiệu thông qua cách tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, khiến thương hiệu của bạn trở nên thiện cảm hơn với khách hàng.
- Tăng danh mục thương hiệu bằng cách thay đổi hành vi khách hàng và gia tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm.
>> Đọc thêm: Mô hình AIDA và cách ứng dụng trong Marketing.
3. Communication Objective (Mục tiêu truyền thông)
Mục tiêu truyền thông chính là những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến người dùng như một “động lực khiến họ thay đổi” thông qua các chiến dịch marketing. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc cho mục tiêu truyền thông:
- Nhận thức (Awareness): Là nhận thức của người dùng về một thương hiệu, thương được chia thành 3 cấp độ:
- Thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng: Cứ nhắc đến một đặc điểm hay tính năng cụ thể nào đó của sản phẩm thì khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên như nước ngọt có gas – Coca-cola, dầu gội sạch gàu – Head&Shoulder,…
- Thương hiệu tự phát: Xuất hiện thứ 2, thứ 3 trong tâm trí người tiêu dùng. Có một sự thật là người tiêu dùng chỉ nhớ 3 thương hiệu đầu tiên và cái tên thứ 4, thứ 5 rất khó để nhớ. Chẳng hạn bạn yều cầu khách hàng kể tên 5 sản phẩm nước ngọt có gas, thì thường việc nhớ đến thương hiệu thứ 4, 5 sẽ lâu hơn. Đó là lý do tại sao các thương hiệu đều nỗ lực giành vị trí trong 3 top đầu.
- Thương hiệu cần được gợi ý bởi người khác: Phải có người khác nhắc đến và gợi ý cho khách hàng thì họ mới nhớ đến thương hiệu.
Tuy nhiên, khi xây dựng mục tiêu truyền thông doanh nghiệp, bạn cần lưu ý đi theo trình tự từng cấp độ một, không nên đốt cháy cấp độ nào bởi chỉ khi người dùng có nhận thức đủ cao về thương hiệu thì thương hiệu mới có bước đệm phát triển các thông điệp ở mức độ cao hơn, chẳng hạn như kết nối thương hiệu với khách hàng về mặt cảm xúc, xây dựng sự gắn bó với thương hiệu.
- Thuộc tính thương hiệu (Key attributes): Đây là các thuộc tính và đặc điểm sẽ gắn liền với thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng phân biệt với các thương hiệu khác. Chẳng hạn với thương hiệu Head&Shoulder gắn liền với thuộc tính sản phẩm dầu gội điều trị gàu, Colgate – Ngăn ngừa sâu răng,…
- Chất lượng ấn phẩm quảng cáo: Các sản phẩm truyền thông đến khách hàng như quảng cáo TVC, billboard, print ad,… cần đáp ứng về mặt hình ảnh chất lượng.
- Chất lượng kênh truyền thông: Để đánh giá một kênh truyền thông chất lượng cần xét khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng hiệu quả.
Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng có thể giải đáp thắc mắc cho bạn về Marketing Objective là gì? Và cách phân biệt các loại mục tiêu cho doanh nghiệp, giúp các chiến dịch Marketing đi đúng hướng và đạt được mục tiêu ban đầu được đặt ra.
Nếu bạn đang có ý định nâng cao kỹ năng chuyên sâu trong phân tích dữ liệu & lập kế hoạch mục tiêu chiến dịch hãy tham khảo ngay khóa học Digital Marketing tại IMTA để trang bị kỹ năng thực chiến các mục tiêu Marketing giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp trên hai nền tảng tiềm năng Facebook Ads và Google Ads.