Brand Personality là yếu tố quan trọng ngay từ khi doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng thương hiệu, giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được một tính cách riêng biệt so với đối thủ cạnh tranh, để thương hiệu có thể định vị trong tâm trí của khách hàng và giúp họ dễ dàng phân biệt, nhận biết được thương hiệu trên thị trường.
Trong bài viết này, cùng IMTA tìm hiểu chi tiết hơn Brand Personality là gì? Tại sao Brand Personality lại quan trọng đối với doanh nghiệp và biết cách xây dựng tính cách thương hiệu từ những ví dụ của các doanh nghiệp lớn.
Những nội dung cần chú ý về Brand Personality trong bài viết này:
- Brand Personality là gì?
- Tại sao Personality quan trọng đối với doanh nghiệp
- Các mô hình xác định tính cách thương hiệu
- Làm thế nào để truyền tải tính cách thương hiệu đến khách hàng?
- Quy trình xây dựng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp
- Phân biệt Brand Personality và Brand Imagery
- Ví dụ về tính cách thương hiệu
1. Brand Personality là gì?
Brand Personality là Tính cách thương hiệu, đây là những đặc điểm hay tính cách của thương hiệu như mạnh mẽ, cá tính, uy tín, thân thiện,… được thể hiện qua các hình thức như hình ảnh, thông điệp truyền thông hoặc các chiến lược truyền thông của doanh nghiệp, cách thương hiệu tương tác với khách hàng,…
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) cũng giống với tính cách của con người, nên có thể bao gồm các đặc điểm về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, phong cách (năng động, nhẹ nhàng, quyến rũ,…),… tất cả đều là những đặc điểm về cảm xúc mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận được về thương hiệu.
2. Tại sao Brand Personality quan trọng đối với doanh nghiệp
Brand Personality (Tính cách thương hiệu) có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, để xây dựng được một vị thế trong tâm trí khách và khiến họ nhớ đến doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu.
Hiện nay trên thị trường, để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác thì doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một hình ảnh thương hiệu độc đáo, có tính cách thương hiệu tốt trong mắt khách hàng, bằng cách này doanh nghiệp sẽ có một vị thế trong tâm trí khách hàng và khiến họ nhớ đến mỗi khi có nhu cầu.
Một số lý do doanh nghiệp cần phải xây dựng Brand Personality:
- Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm thường có những đặc điểm, chất lượng, giá cả,… tương đối giống nhau và khi mua hàng thì khách hàng thường so sánh các sản phẩm giữa các thương hiệu với nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng tính cách thương hiệu khác biệt so với đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng tiềm năng, tạo ra điểm khác biệt so với đối thủ để khách hàng chú ý hoặc nhớ đến hơn khi lựa chọn.
- Gia tăng nhận thức về thương hiệu: Một thương hiệu có tính cách nổi bật trên thị trường thì đây đã được xem là thành công ở bước đầu gia tăng nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng, thu hút được các đối tượng khách hàng mục tiêu có chung sở thích, tính cách,… với thương hiệu. Bằng cách xây dựng Brand Personality, doanh nghiệp sẽ trở nên nổi bật và để lại được ấn tượng trong tâm trí của khách hàng và lúc này một sơ đồ hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey Map) cũng bắt đầu.
- Thống nhất thông điệp truyền thông trong các chiến dịch Marketing: Từ việc xây dựng tính cách thương hiệu, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh của mình trong các chiến dịch Marketing, với thông điệp truyền thông nhất quán thể hiện được tính cách thương hiệu.
- Xây dựng mối quan hệ tương tác với khách hàng: Để xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, ngoài việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chất lượng thì doanh nghiệp còn phải tạo được sự kết nối về mặt cảm xúc với họ. Khi tính cách thương hiệu (Brand Personality) giống với tính cách của khách hàng, thì sẽ mang lại sự kết nối gần gũi và xây dựng được mối quan hệ tương tác lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng.
3. Các mô hình xác định tính cách thương hiệu
Để có thể xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể sử dụng 2 mô hình xác định tính cách thương hiệu dưới đây:
Mô hình 5 tính cách thương hiệu Aaker
Mô hình 5 tính cách thương hiệu Aaker được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong Marketing, do Jennifer Aaker nghiên cứu và phát triển năm 1997.
Mục tiêu của mô hình 5 tính cách thương hiệu là xác định được các đặc điểm cốt lõi trong tính cách của thương hiệu, để có thể phân loại được tính cách và định vị thương hiệu trên thị trường.
5 tính cách thương hiệu Aaker được chia thành 5 nhóm chính, bao gồm: Chân thành (Sincerity) – Năng động (Excitement) – Năng lực (Competence) – Tinh tế (Sophistication) – Mạnh mẽ (Ruggedness), đây cũng chính là thước đo tính cách thương hiệu (Brand Personality Dimensions).
Mô tính cách thương hiệu trong mô hình Aaker có những đặc điểm khác nhau như:
- Sincerity (Chân thành): Một thương hiệu có tính cách chân thành, thân thiện, trung thực,… sẽ mang đến cho khách hàng cảm giác thực tế và thường rất được khách hàng tin tưởng. Những thương hiệu này sẽ thường tập trung chú trọng vào việc xây dựng lòng tin với khách hàng, tạo ra sự kết nối gần gũi.
Ví dụ: Sữa Kun xây dựng cá tính thương hiệu chân thành khi mang đến các sản phẩm sữa cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em nghèo ở vùng khó khăn và các chiến dịch cũng xoay quanh tính cộng đồng.
- Excitement (Năng động): Thương hiệu có tính cách năng động sẽ thường mang đến sự nổi bật, thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết và liên quan đến sự khám phá, phiêu lưu của người trẻ.
Ví dụ: Những thương hiệu có tính cách năng động như Yomost, Redbull,…thường mang đến sự năng động, mạo hiểm trong các cuộc chơi.
- Competence (Năng lực): Thương hiệu có tính năng lực thường được khách hàng chú ý đến với sự chuyên nghiệp, hoàn hảo,… mang đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Ví dụ: Apple là ví dụ điển hình nhất về thương hiệu có cá tính năng lực, thương được khách hàng tin tưởng và lựa chọn khi muốn lựa chọn mua các sản phẩm đồ công nghệ.
- Sophistication (Tinh tế): Những thương hiệu có cá tính tinh tế thường nhắm đến những phân khúc khách hàng cao cấp, sang trọng.
Ví dụ: Những thương hiệu có tính tinh tế như Gucci, Chanel, Mercedes-benz,… là những thương hiệu cao cấp, xa xỉ.
- Ruggedness (Mạnh mẽ): Khác với những thương hiệu mang tính cách tinh tế, nhẹ nhàng, thì thương hiệu có tính cách mạnh mẽ mang đến sự kết nối cảm xúc với khách hàng, thể hiện sự kiên cường, bền bỉ, thích đối mặt với những khó khăn và thử thách.
Ví dụ: X-Men là thương hiệu các sản phẩm chăm sóc dành cho nam như dầu gội, sữa tắm,… xây dựng cá tính thương hiệu mạnh mẽ, lịch lãm đồng hành cùng với những người đàn ông Việt.
12 Tính cách thương hiệu Carl Jung
Mô hình 12 tính cách thương hiệu Carl Jung do nhà tâm lý học Carl Jung người Thụy Sỹ phát triển từ khái niệm hình mẫu Archetype.
Mục tiêu của mô hình 12 tính cách thương hiệu là hiểu rõ hơn về các đặc điểm tính cách, hành vi,… của khách hàng, từ đây doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng kết nối được cảm xúc với khách hàng hơn.
12 tính cách thương hiệu bao gồm:
- The Hero (Người hùng): Thương hiệu có tính cách người hùng (The Hero) thường hướng đến những sản phẩm/dịch vụ mạnh mẽ, thể hiện sự tự tin, đấu tranh kiên cường,…Một số thương hiệu theo phong cách mạnh mẽ, người hùng như: BMW, Nike,….
- The Creator (Người sáng tạo): Đại diện cho những thương hiệu luôn đổi mới, sáng tạo, mang đến những phong cách hay sản phẩm mới lạ cho khách hàng. Apple là ví dụ điển hình nhất cho thương hiệu có tính cách sáng tạo khi thương hiệu liên đổi mới và nâng cấp các dòng sản phẩm điện thoại.
- The Outlaw (Người phá vỡ nguyên tắc): Những thương hiệu cá tính, thường phá vỡ nguyên tắc thường là những thương hiệu không thích sự truyền thống, mà họ sẽ theo đuổi những phong cách mới và và nổi loạn hơn. Ví dụ như thương hiệu VinFast, với những bước tiến đột phá trong công nghệ xe điện khi sản xuất ra các dòng xe ô tô sử dụng pin sạc để tiết kiệm xăng và nhiên liệu hơn.
- The Lover (Người tình): Những thương hiệu như Chanel, Dior,… là những thương hiệu mang tính cách ngọt ngào, gợi lên sự lãng mạn, quyến rũ,… được xem là người tình ngọt ngào trong tình yêu.
- The Sage (Nhà hiền triết): Thương hiệu nói lên sự thật, cung cấp các thông tin hữu ích, chính là những thương hiệu có tính cách của một nhà hiền triết như Google, Quora,…
- The Innocent (Người ngây thơ): Một số thương hiệu gắn liền với tính cách ngây thơ, trong sáng, thường mang đến những cảm xúc tích cực, vui vẻ, hạnh phúc cho mọi người. Disney là thương hiệu có tính cách ngây thơ điển hình nhất, với những bộ phim hoạt hình ngây thơ, vui vẻ gắn với tuổi thơ trẻ em biết bao nhiêu thế hệ.
- The Ruler (Người lãnh đạo): Thương hiệu có tính cách của người lãnh đạo, thường thích làm việc độc lập, có sự quyết đoán cao, thích những thử thách và luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm, khám phá mới như: Sony là thương hiệu có tính cách của người lãnh đạo, luôn muốn nhân viên của mình hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.
- The Magician (Người ảo thuật gia): Những thương hiệu huyền bí, luôn có tầm nhìn xa và mong luôn biến những gì không thể thành có thể là tính cách của một thương hiệu ảo thuật gia. Ví dụ như Disney ngoài tính cách ngây thơ ra thì cũng có tính cách huyền bí, khi các bộ phim hoạt hình luôn mang yếu tố phép thuật, kì ảo.
- The Jester (Người tấu hài): Thương hiệu mang tính cách hài hước, thường dùng những tiếng cười, sự vui nhộn để thu hút sự chú ý của khách hàng như Fanta mang đến cảm giác vui nhộn từ màu sắc bộ nhận diện thương hiệu và những gì mà thương hiệu nhắm đến.
- The Everyman (Người bình thường): Những thương hiệu nhắm đến phân khúc khách hàng bình dân, thì thương mang tính cách như một người bình thường để thể hiện sự gần gũi, quen thuộc với khách hàng. Ví dụ như Thiên Long chuyên cung cấp các dụng cụ, đồ dùng văn phòng phẩm, gần gũi với các bạn học sinh.
- The Caregiver (Người chăm sóc): Johnson & Johnson, Unilever,… là những thương hiệu đại diện cho tính cách của người chăm sóc, bảo vệ sự an toàn của người tiêu dùng trên thị trường.
- The Explorer (Người thám hiểm): RedBull là thương hiệu đại diện cho tính cách của người thám hiểm, thích khám phá và ưa thích các trò mạo hiểm.
4. Làm thế nào để truyền tải tính cách thương hiệu đến khách hàng?
Để truyền tải được tính cách thương hiệu đến khách hàng, doanh nghiệp có thể truyền tải qua một số hình thức như:
- Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu: Brand Identity System bao gồm thấy được và không thấy được như brand name, logo, màu sắc, font chữ,…. tất cả trong bộ nhận diện thương hiệu chính là bước đầu doanh nghiệp có thể truyền tải tính cách thương hiệu đến khách hàng. Một hệ thống bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, đồng bộ trên các nền tảng mạng xã hội, website của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng không chỉ dễ dàng nhận diện được thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn có thể dễ dàng biết được tính cách thương hiệu từ bộ nhận diện thương hiệu truyền tải.
- Tiếng nói thương hiệu: Brand Voice là cách mà thương hiệu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với khách hàng, nhằm truyền tải các thông điệp đến khách hàng. Qua cách doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng, từ ngôn ngữ cho đến phong cách trong thông điệp, khách hàng sẽ có thể biết được tính cách của thương hiệu này như thế nào. Để có thể truyền tải tính cách thương hiệu qua tiếng nói thương hiệu, thì doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn ngôn chữ cho phù hợp và lựa chọn các kênh truyền tải phù hợp như: bài viết SEO trên website, quảng cáo Google Ads, quảng cáo Facebook Ads, Email Marketing,…
- Hành động của thương hiệu: Hành động của thương hiệu là cách thương hiệu thể hiện tính cách, giá trị thương hiệu qua hành vi cụ thể. Các hành động của thương hiệu cũng giúp khách hàng có thể đánh giá và biết được tính cách thương hiệu này như thế nào, từ đó khách hàng sẽ đánh giá xem những gì thương hiệu đang làm có đúng với tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp đưa ra hay không.
5. Quy trình xây dựng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp
Để xây dựng tính cách cho thương hiệu (Brand Personality) hiệu quả thì cần phải được xây dựng theo một quy trình, theo các bước.
Dưới đây là quy trình xây dựng tính cách cho doanh nghiệp theo 5 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Để xây dựng được tính cách thương hiệu phù hợp, trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình nhắm đến là ai.
Doanh nghiệp có thể các định đối tượng khách hàng mục tiêu qua việc phân tích nhân khẩu học trong Marketing, bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp,…Sau đó áp dụng thêm mô hình 5w1h để hiểu rõ hơn qua 6 câu hỏi Who – What – When – Where – Why – How.
Từ việc phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ mô tả được chi tiết về đối tượng khách hàng (Buy Persona) qua các dữ liệu đã nghiên cứu được.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn nhắm đến, tiếp theo để có thể xây dựng tính cách thương hiệu phù hợp với thị trường thì doanh nghiệp phải biết phân loại và phân tích đối thủ cạnh tranh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được trên thị trường đang phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nào.
Từ đó có thể xác định được Brand Personality phù hợp và tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Bước 3: Định vị thương hiệu trên thị trường
Dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan hơn trên thị trường và từ đó có thể định vị thương hiệu trên thị trường.
Định vị thương hiệu là cách mà doanh nghiệp sẽ xây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng, chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải thể hiện được sứ mệnh, giá trị cốt lõi mà mình sẽ mang đến cho khách hàng.
Bước 4: Lựa chọn mô hình Brand Personality phù hợp
Có 2 mô hình Brand Personality thường được sử dụng nhất là:
- Mô hình 5 tính cách của Aaker, bao gồm: tính cách chân thành, năng động, năng lực, tinh tế, mạnh mẽ.
- Mô hình 12 tính cách của Carl Jung, bao gồm: tính cách người hùng, tính cách người sáng tạo, tính cách người phá vỡ nguyên tắc,….
Dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và định vị thương hiệu trên thị trường để doanh nghiệp có thể lựa chọn được tính cách thương hiệu (Brand Personality) phù hợp.
Bước 5: Xây dựng tính cách thương hiệu và triển khai vào chiến lược Marketing
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội và Internet. Để xây dựng tính cách thương hiệu thì đầu tiên doanh nghiệp cần phải hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung nhất quán trên mọi nền tảng như website, Facebook, Instagram, TikTok,… một số nền tảng sàn thương mại điện tử như TikTok Shop với Shopee,…
Ngoài ra, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống bộ nhận diện thương hiệu thể hiện được cá tính thương hiệu, để mỗi khi khách hàng nhìn thấy logo, tên thương hiệu, bao bì,… thì sẽ có thể nghĩ ngay đến doanh nghiệp.
Việc xây dựng Brand Personality, sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng vào triển khai các chiến lược Marketing Online, đồng thời cũng dễ dàng theo dõi được phản hồi của khách hàng về tính cách thương hiệu.
Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ về cách xây dựng tính cách thương hiệu để áp dụng vào cho doanh nghiệp của mình? Tham gia ngay khóa học Digital Marketing tại IMTA, tại đây bạn sẽ được 20% lí thuyết nền tảng và 80% thực hành xây dựng chiến dịch, lên kế hoạch cụ thể cho chính doanh nghiệp của mình.
6. Phân biệt Brand Personality và Brand Imagery
Brand Personality và Brand Imagery là 2 khái niệm về thương hiệu khiến rất nhiều người làm Marketing đôi khi bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên thì đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Dưới đây là bảng phân biệt Brand Personality và Brand Imagery:
Tiêu chí | Brand Personality (Tính cách thương hiệu) | Brand Imagery (Hình ảnh thương hiệu) |
Khái niệm | Brand Personality là tính cách thương hiệu, bao gồm các đặc điểm giống với tính cách của con người như mạnh mẽ, cá tính, dễ thương, thân thiện,… | Brand Imagery là hình ảnh thương hiệu, bao gồm những ấn tượng của khách hàng về thương hiệu qua các hình ảnh trực quan như logo, font chữ, màu sắc thương hiệu,… |
Vai trò | Xây dựng cá tính thương hiệu độc đáo, khác biệt với đối thủ cạnh tranh để tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn. | Hỗ trợ Brand Personality để truyền tải tính cách thương hiệu đến khách hàng qua việc xây dựng hệ thống bộ nhận diện thương hiệu, tạo sự đồng bộ và nhất quán trên mọi nền tảng. |
Mục tiêu | Thống nhất thông điệp truyền thông và cách thương hiệu tương tác với khách hàng, để từ đó xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. | Tạo ra ấn tượng ban đầu với khách hàng, để họ chú ý và ghi nhớ thương hiệu. |
Yếu tố xây dựng | Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ, định vị thương hiệu, xác định tính cách thương hiệu,.,… | Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đồng bộ bao gồm: logo, tên thương hiệu, màu sắc, slogan,…. |
7. Ví dụ về tính cách thương hiệu
Để hiểu rõ hơn về tính cách thương hiệu đã được các doanh nghiệp lớn áp dụng như thế nào, dưới đây là 2 ví dụ về tính cách thương hiệu của Vinamilk và Coca-Cola:
Ví dụ về tính cách thương hiệu Vinamilk
Trải qua gần 50 năm phát triển trên thị trường sữa Việt Nam, từ năm 1976 đến nay Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa Top đầu tại Việt Nam.
Đối tượng khách hàng mục tiêu mà Vinamilk nhắm đến không chỉ là trẻ em bị thiếu hụt dinh dưỡng, mà hiện nay Vinamilk đã mở rộng ra thêm nhiều phân khúc khách hàng như: nhóm mẹ bỉm sữa quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng của con nhỏ, nhóm người trưởng thành quan tâm đến vóc dáng,….
Gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ người Việt suốt gần 50 năm, ngay từ khi mới xuất hiện trên thị trường thì thương hiệu sữa Vinamilk đã xây dựng tính cách thương hiệu ân cần, yêu thương và chu đáo.
Ngay từ khi mới triển khai các chiến dịch TVC quảng cáo, Vinamilk đã gắn liền với hình ảnh thương hiệu với những chú bò sữa vui nhộn, thận thiện, luôn nỗ lực mang đến các sản phẩm sữa dinh dưỡng để cải thiện trí nhớ, vóc dáng, chiều cao cho trẻ em.
Mặc dù mới tháng 7/2013 vừa qua, Vinamilk đã tái định vị thương hiệu bằng cách thay đổi hệ thống bộ nhận diện thương hiệu, nhưng tích cách thương hiệu vẫn được giữ vững.
Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm thì Vinamilk vẫn luôn là thương hiệu sữa mang đến cho khách hàng cảm giác được chăm sóc, yêu thương qua từng sản phẩm mà thương hiệu cung cấp và ngày một cải tiến đa dạng sản phẩm hơn.
Ví dụ về tính cách thương hiệu Coca-Cola
Từ khi xuất hiện đến nay, Coca-Cola là một thương hiệu nước uống có gas mang tính cách thương hiệu năng động, vui vẻ và yêu thương.
Đầu tiên, có thể thấy được các chiến dịch TVC quảng cáo của Coca-Cola luôn gắn liền với các hoạt động vui chơi năng động cùng bạn bè và các chiến dịch nổi bật như “Share a Coke” khuyến khích mọi người chia sẻ lon Coca-Cola có tên của mình hoặc tên của người thân, bạn bè,… điều này đã tạo nên sự gắn kết giữa khách hàng với nhau.
Ngoài ra, để thể hiện mình là một thương hiệu có cá tính vui vẻ và yêu thương thì năm 2018 tại Việt Nam, Coca-Cola đã khởi động chiến dịch TVC “Cánh én vàng”, với thông điệp “Gác lại năm cũ muộn phiền, đón én vàng, đón Tết diệu kỳ cùng Coca-Cola”.
Từ đây, thương hiệu Coca-Cola với bộ nhận diện thương hiệu màu đỏ cùng với ánh én vàng phiên bản Tết, đã khiến khách hàng nhớ đến Coca-Cola mỗi dịp Tết đến xuân về với một thương hiệu mang cá tính yêu thương và tràn ngập niềm vui trong mâm cơm gia đình.
8. Những câu hỏi thường gặp về Brand Personality
9. Tổng kết
Brand Personality là yếu tố quan trọng trong Marketing để giúp kết nối khách hàng và thương hiệu để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Hy vọng qua bà viết này của IMTA đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Brand Personality là gì? Biết được tại sao tính cách thương hiệu lại quan trọng đối với doanh nghiệp, để từ đó có thể xây dựng cho doanh nghiệp của mình một tích cách thương hiệu độc đáo và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng nhé!