Brand Marketing là làm gì? Brand Marketing đã trở thành phương pháp truyền thông xu hướng cho các doanh nghiệp trong thời đại số hóa như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp xem Brand Marketing như một phương thức quảng bá chính cho thương hiệu, thay vì sử dụng các phương thức tiếp thị khác. Vậy cụ thể Brand Marketing là làm gì? Và chi tiết công việc cũng như mức lương khi làm Brand Marketing là làm gì? Cùng IMTA tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau đây nhé.
1. Brand Marketing là gì?
Brand Marketing (Tiếp thị thương hiệu) là quá trình mà một doanh nghiệp tạo ra và bảo vệ, quản lý hình ảnh thương hiệu bằng việc xây dựng nên các yếu tố giúp nhận biết thương hiệu như: Logo, màu sắc, thiết kế và font chữ. Cụ thể là những công việc của người làm Branding bao gồm: Thiết kế logo, xây dựng thông điệp truyền tải và xây dựng chiến lược để giáo dục nhận thức tích cực về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
Nói ngắn gọn, Brand Marketing là chiến lược quảng bá dài hạn hoặc ngắn hạn giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của mình trên thị trường. Dấu hiệu tốt cho một thương hiệu là khi người tiêu dùng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm/dịch vụ và ghi nhớ đặc tính của thương hiệu trong một thời gian dài. Để đạt được mục tiêu này, thương hiệu cần nỗ lực để hình thành sự công nhận và tin tưởng từ người tiêu dùng thông qua quá trình xây dưng thương hiệu.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Brand Marketing là làm gì?
Brand Marketing là làm gì? Dưới đây là những công việc chính của một Brand Team sẽ đảm nhiệm, có 7 nhiệm vụ khác nhau và được phân loại thành 3 nhóm:
1. Nhóm 01: Các công việc về lập kế hoạch Brand Marketing
Brand Plan (Annual Plan & Vision Plan) – Kế hoạch cho thương hiệu (Kế hoạch hàng năm & Kế hoạch tầm nhìn)
Brand Plan là một kế hoạch toàn diện mà Brand team cần thực hiện hàng năm để phát triển kế hoạch hàng năm cho thương hiệu. Cụ thể:
- Mục tiêu hữu hình (Tangible Goals):
- Doanh số: Brand team cần đặt ra mục tiêu cụ thể cho lợi nhuận hoặc doanh thu mà thương hiệu cần đạt được trong năm.
- Thị phần: Cần duy trì và tăng trưởng vị thế cho thương hiệu trên thị trường. Ví dụ: Mục tiêu tăng từ 15% lên 20% thị phần.
- Cấu trúc nhóm sản phẩm: Điều chỉnh lại danh mục sản phẩm cho phù hợp và cân bằng giữa sản phẩm tăng trưởng, sản phẩm mới và sản phẩm chiến lược.
- Mục tiêu vô hình (Intangible Goals):
- Định vị thương hiệu: Làm rõ và nhấn mạnh thương hiệu đại diện cho điều gì (bình dân, cao cấp, sáng tạo,…)
- Tầm nhìn thương hiệu (Vision Plan): Brand team đặt ra hướng đi dài hạn cho thương hiệu. Ví dụ: Trở thành thương hiệu dẫn đầu về xe công nghệ xanh trong 3 năm tới.
- Các bước để xây dựng tầm nhìn: Vạch ra chiến lược cụ thể dài hạn hoặc ngắn hạn để hiện thực hóa tầm nhìn đó.
Brand Innovation – Đổi mới thương hiệu (Tăng trưởng bằng cách ra mắt sản phẩm mới và tái tung)
Brand team thực hiện lên kế hoạch Brand Marketing cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển thương hiệu thông qua đổi mới sản phẩm, bao gồm:
- New Product Launch (Ra mắt sản phẩm mới): Nghiên cứu và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn và không có trong danh mục sản phẩm thương hiệu trước đây. Ví dụ: Thương hiệu sữa rửa mặt ra mắt thêm dòng SRM hỗ trợ dưỡng sáng da.
- Ra mắt sản phẩm trong ngành hàng mới: Mục tiêu mở rộng thêm phân khúc khách hàng mới hoặc mở rộng thị trường. Ví dụ: Thương hiệu thời trang sản xuất thêm phụ kiện công nghệ thông minh như đồng hồ và tai nghe.
- Re-launch (Tái tung sản phẩm): Đổi mới và giới thiệu lại cho các sản phẩm cũ thông qua cập nhật thiết kế, cập nhật công nghệ và thông điệp truyền thông. Ví dụ: Dòng điện thoại Samsung ra mắt sản phẩm Galaxy S24 và tái tung Galaxy S24+ có kích thước màn hình lớn hơn, pin trâu hơn, thiết kế trẻ trung và thời trang hơn, bổ sung thêm tính năng AI cũng như hiệu năng được cải thiện hơn đáng kể.
Brand Communication – Truyền thông thương hiệu (Tăng trưởng không đổi mới qua truyền thông & kích hoạt).
Đối với nhiệm vụ truyền thông thương hiệu Brand team sẽ lên kế hoạch phát triển thương hiệu cùng các sản phẩm hiện tại của thương hiệu đang có thông qua sự tăng cường truyền thông hoặc kích hoạt thương hiệu:
- Truyền thông thương hiệu (Communication): Lập chiến lược cho chiến dịch truyền thông thương hiệu để tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Kích hoạt thương hiệu (Activation): Tạo những sự kiện tiếp thị trực tiếp và cho trải nghiệm thử sản phẩm để thu hút khách hàng. Ví dụ: Tổ chức sự kiện cho mọi người dùng thử miễn phí, giới thiệu sản phẩm mới hoặc áp dụng chương trình khuyến mãi.
2. Nhóm 02: Các công việc liên quan đến đo lường chỉ số của thương hiệu
Brand Share (Thị phần thương hiệu) trong Brand Marketing có thị phần của thương hiệu với 2 chỉ số cần đo lường:
- Share of volume (Thị phần theo khối lượng bán ra): Là tỷ lệ sản phẩm bán ra của thương hiệu được đo lường bằng đơn vị khác nhau tùy ngành hàng. Ví dụ: Với ngành hàng sữa sẽ tính bằng lít, ngành hàng bột giặt sẽ tính theo tấn bột giặt.
- Share of value (Thị phần theo giá trị bán ra): Là thị phần chiếm giữ tổng doanh thu bán ra trên thị trường, được quy đổi về tiền (thường là USD). Thị phần giá trị bán ra chủ yếu liên quan đến giá bán (phù hợp để đo giá trị thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp) và Brand Health (nhận thức thương hiệu và sự kết nối giữa khách hàng và định vị cốt lõi – Position của sản phẩm).
Ví dụ: Với ngành hàng nước giải khát của 2 thương hiệu Coca-Cola và Pepsi
- Share of volume: Coca-Cola nắm giữ 35% tổng lượng sản phẩm giải khát bán ra, Pepsi nắm giữ 25% (tính bằng lít).
- Share of value: Vì Coca-Cola có mức giá cao hơn nên có thị phần theo giá trị thương hiệu là 45% và Pepsi là 30%.
Brand Health – Chỉ số nhận thức (Key Attributes scores, measures by TNS Kantar Brand Health Tracking)
Brand Health trong Brand Marketing thể hiện các chỉ số nhận thức và sự cảm nhận từ người tiêu dùng về thương hiệu (theo kết quả nghiên cứu từ đơn vị TNS Kantas). Mỗi thương hiệu đều sở hữu riêng một định vị cốt lõi (ví dụ: bình dân, cao cấp,…), Brand Health sẽ có vai trò đánh giá thương hiệu có duy trì định vị này tốt hay không qua các chỉ số đo lường.
Ví dụ: Thương hiệu nước hoa X định vị về “sang trọng” và “quyến rũ” nhưng chỉ số “sang trọng” lại thấp hơn đối thủ nên nếu chỉ số về định vị bị lu mờ thì cần tung ra các chiến dịch truyền thông để làm rõ yếu tố quan trọng này.
3. Nhóm 03: Các công việc liên quan đến tài chính của thương hiệu
Là nhiệm vụ của Brand team cần đảm bảo về chỉ tiêu doanh số bán hàng hàng năm phải đạt trên mức tăng trưởng trung bình trong thị trường, cụ thể:
Brand Sales (Doanh số thương hiệu)
- Mục tiêu bán hàng chính cần đạt (Primary Sales Target): Doanh số thương hiệu cần đạt khi bán cho những nhà phân phối và siêu thị, đại lý,…
- Mục tiêu bán hàng phụ cần đạt (Secondary Sales Target): Doanh số thực tế thương hiệu cần đạt bán ra ngoài thị trường, sản phẩm bán tới tay người tiêu dùng.
Trong trường hợp Primary Sales có sự chênh lệch đáng kể với Secondary Sales, đồng nghĩa với việc các nhà phân phối đang kẹt vốn trong hàng tồn kho của thương hiệu do hàng hóa bán ra chậm. Hệ quả là họ giảm đặt hàng của thương hiệu lại, lúc này team Brand Marketing cần đưa các chính sách hỗ trợ như giảm giá, khuyến mãi,… để đẩy lượng hàng tồn kho ra thị trường tiêu thụ.
Brand Profit & Loss (Lợi nhuận và tổn thất của thương hiệu)
Brand Profit & Loss trong Brand Marketing là khái niệm về đánh giá khả năng sinh lời cho từng sản phẩm (SKU – Stock Keeping Unit) hoặc đánh giá từng nhóm sản phẩm (Category) trong danh mục sản phẩm thương hiệu.
Margin (biên lợi nhuận) chính là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận doanh nghiệp thu về được từ doanh thu sản phẩm. Và mỗi ngành hàng sẽ có khung biên lợi nhuận (benchmark) và thương hiệu cần đảm bảo đạt được hoặc vượt qua mức khung chuẩn này. Nhiệm vụ của Brand Manager là phối hợp với bộ phận Sales, Purchasing (Tối ưu giá nguyên liệu đầu vào), Manufacturing (tối ưu chi phí sản xuất) để tối ưu hóa lợi nhuận cho thương hiệu. Kế hoạch tối ưu có thể thực hiện việc thay đổi chất lượng bao bì, chiến lược bán hàng hoặc chọn lọc thu mua nguyên liệu.
Ví dụ: Quay trở lại với ngành hàng nước giải khát.
Một thương hiệu A kinh doanh nước ép trái cây và thương hiệu đã triển khai tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc:
- Thay đổi bao bì sản phẩm từ chai thủy tinh sang hộp giấy giúp giảm chi phí sản xuất.
- Nhập nguyên liệu đầu vào trái cây trực tiếp từ nông trại giúp cắt bỏ chi phí trung gian.
- Thương hiệu tung ra các chương trình khuyến mãi để gia tăng sản lượng bán ra giúp giảm chi phí cố định trên mỗi sản phẩm.
Nhìn chung qua các công việc khi làm Brand, có lẽ nhiều người cũng sẽ thắc mắc “Liệu có công việc nào trong Brand Marketing chúng ta cần ưu tiên nhất không?” – Câu trả lời là “không”, mà brand team cần làm tất cả công việc cùng một lúc (Multi-Tasks) song song tối ưu hóa nguồn lực có sẵn để có thể đạt mục tiêu của công ty. Nên bạn có thể thấy công việc của Brand team và Brand Manager không đơn chỉ tập trung sáng tạo cho chiến dịch truyền thông mà còn đảm bảo các chỉ số về Brand Sales và Brand Health.
Hiểu được nhiệm vụ của Brand Marketing là làm gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu chi tiết công việc của các vị trí trong Brand Marketing là làm gì nhé.
4. Chi tiết công việc của các vị trí trong Brand Marketing
Trong phần trên bạn đã biết được cụ thể những công việc mà một Brand team cần thực hiện nhiệm vụ nhưng mỗi vị trí và công việc vị trí đó trong team Branding Marketing vẫn chưa được làm rõ nên trong phần dưới đây hãy cùng IMTA tìm hiểu nhé.
4.1 Brand Executive (Chuyên viên truyền thông)
Brand Marketing Excutive sẽ chịu trách nhiệm về thực hiện các công việc liên quan đến sự phát triển của thương hiệu và trao đổi nội bộ như:
- Nghiên cứu & phân tích số liệu của đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng mục tiêu, đưa ra các phương án phát triển để đề xuất lên cấp trên.
- Liên tục theo dõi và lập báo cáo ngân sách trong các giai đoạn ngắn hạn theo tháng, quý hoặc năm cho chiến lược thương hiệu.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mới, bao gồm: Logo, hình ảnh, màu sắc, slogan, nhân vật đại diện,…
- Liên hệ và đàm phán với các nhà đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí,… để truyền thông các hoạt động Brand Marketing đã được phê duyệt từ cấp trên.
- Đảm nhiệm quản trị các kênh truyền thông như: Website, Fanpage, Instagram, Tiktok,…
4.2 Brand Manager (Nhà quản trị thương hiệu)
Brand Manager sẽ là người dẫn dắt và định hướng cho team brand thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu trong dài hạn, bên cạnh đó vị trí này cũng coi trọng yếu tố về quản trị con người, cụ thể:
- Báo cáo và trao đổi trực tiếp các kế hoạch và các kết quả liên quan về Brand với ban lãnh đạo hoặc trao đổi với đối tác lớn của công ty.
- Hoạch định mục tiêu lớn và định hướng cho thương hiệu dài hạn, đồng thời đưa ra quyết định cuối cùng cho hướng đi của những hoạt động đó.
- Thiết lập một quy trình xây dựng thương hiệu để gia tăng mức độ nhận biết trong tâm trí khách hàng.
- Nghiên cứu rõ thị trường để lên các kế hoạch chính xác và chi tiết.
- Báo cáo lên ban lãnh đạo về kế hoạch & phụ trách thực thi kế hoạch.
- Theo dõi và đảm bảo tiến độ của team Brand khi thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu với các phòng ban khác, đối tác và khách hàng.
4.3 Brand Director (Giám đốc thương hiệu)
Đây là cấp cao nhất trong team Brand, Brand Director sẽ đảm nhiệm các công việc chính như sau:
- Xác định tầm nhìn, sứ mệnh & giá trị cốt lõi của thương hiệu
- Nghiên cứu và phân tích chân dung khách hàng tiềm năng (tìm hiểu nhu cầu, sở thích, hành vi,…), phân tích điểm mạnh & yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Nhìn nhận điều khác biệt và đề xuất giá trị thương hiệu trên thị trường.
- Theo dõi và quản lý các chiến lược thương hiệu trên kênh truyền thông bao gồm: Quảng cáo, website, Social media, sự kiện,… Kênh truyền thông tĩnh (bao bì, nhãn mác,…).
- Hợp tác với các bộ phận khác để phát triển và duy trì tính mạch lạc cho thông điệp, hình ảnh, giọng điệu,… của thương hiệu. Đảm bảo những yếu tố thương hiệu được kết hợp nhất quán và sử dụng hiệu quả cho chiến dịch truyền thông.
- Đo lường & theo dõi hiệu suất của các hoạt động truyền thông thương hiệu.
- Là một nhà lãnh đạo truyền động lực và cảm hứng cho Brand team.
- Đảm bảo cho nguồn lực đủ khả năng để thực hiện Brand Marketing cho thương hiệu.
- Thúc đẩy sự sáng tạo tư duy bằng cách khuyến khích đóng góp ý tưởng cá nhân rồi thử nghiệm để đánh giá mức độ hiệu quả cho Brand team.
- Phát huy tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để xây dựng thương hiệu, chịu được áp lực để xử lý các dự án cũng như thích ứng với những thay đổi để điều chỉnh lại chiến dịch cho phù hợp nhất.
- Đứng ra giải quyết yêu cầu phức tạp, đối phó với các kỳ vọng, sự thay đổi trong hành vi hay sở thích của khách hàng hoặc thay đổi về xu hướng thời đại, công nghệ, các quy định,…
- Cân bằng mức độ khả thi cho các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo công bằng và lợi ích cho các bên liên quan với nhiều ý kiến từ họ.
- Giám sát và bảo vệ việc sử dụng thương hiệu của công ty, tránh trường hợp thương hiệu bị lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp gây ảnh hưởng uy tín thương hiệu.
5. Phân biệt sự khác nhau giữa Brand Manager và Brand Executive
Hai vị trí Brand Manager và Brand Excutive về bản chất khá tương đồng nhau và đều có vai trò trong quản trị thương hiệu của doanh nghiệp, nên đôi khi chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa 2 vị trí này. Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt chúng rõ hơn dựa vào môi trường làm việc của từng khu vực cũng như mô hình cơ cấu của từng doanh nghiệp:
- Đối với thị trường Châu Âu: Hai chức vụ Brand Manager và Brand Excutive sẽ không mấy phổ biến tại Châu Âu bởi Brand Manager tại đây thường được biết đến với tên gọi khác cùng chức năng vị trí tương đương như Brand Activation Manager, Brand Strategist, Director of Brand Strategy.
- Trong thị trường Việt Nam: Các chức vụ sẽ được phân theo cấp bậc trong bộ phận quản thị thương hiệu lần lượt là: Brand Intern (Thực tập sinh), Brand Excutive, Assistant Brand Manager – ABM (Trợ lý) và cao nhất là Brand Manager. Với mô hình này tại Việt Nam, Brand Manager sẽ đảm nhận nhiệm vụ hoạch định kế hoạch cho chiến lược định vị thương hiệu lâu dài và hoạt động thiên về quản lý, lãnh đạo các nhân sự cấp dưới.
6. 5 tố chất để trở thành một Brand Marketing chuyên nghiệp
Để bắt đầu sự nghiệp làm Brand Marketing, trước tiên bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng cần thiết sau để trở thành một Brand Marketing chuyên nghiệp:
6.1 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh chúng ta cũng cần xét cả 3 phương diện chính, bao gồm:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Bạn cần nghiên cứu và so sánh đánh giá các yếu tố quan trọng cho sản phẩm của đối thủ tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp bạn, các sản phẩm tương đồng có sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Hãy chú ý đến những sản phẩm khác có nguy cơ thay thế sản phẩm của bạn dù đối thủ không cạnh tranh trực tiếp với bạn nhưng vẫn có thể giải quyết được nhu cầu cho khách hàng. Ví dụ: Thương hiệu Coca-Cola cung cấp chủ yếu là sản phẩm nước ngọt có ga và vẫn có nguy cơ đe dọa từ các đối thủ cung cấp các sản phẩm thay thế như sữa, nước suối, bia, nước ép trái cây,…
- Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Sự cạnh tranh này bắt nguồn từ quan điểm và nhận thức của người tiêu dùng. Ví dụ: Doanh nghiệp bạn cung cấp cam tươi thì đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức sẽ là các hãng bán kẹo ngậm/sủi/viên uống vitamin C. Vì có thể người tiêu dùng cho rằng ăn cam tươi để bổ sung vitamin C thì vẫn không đủ lượng C cần nạp nên họ lựa chọn kẹo/viên sủi C.
6.2 Kỹ năng định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là một kỹ năng được thực hiện dựa trên kỹ năng thu thập dữ liệu quý giá từ đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp bạn tạo ra thông điệp Marketing trực quan, súc tích và khác biệt so với những đối thủ khác trên thị trường.
Định vị thương hiệu bao gồm 3 yếu tố sau:
- Audience: Là đối tượng mục tiêu mà thương hiệu muốn nhắm đến.
- Value Propositions: Giá trị thương hiệu cam kết sẽ mang đến cho khách hàng.
- Voice and Personal: Giọng điệu và tính cách mà thương hiệu lựa chọn để giao tiếp với khách hàng.
Lưu ý, nếu kỹ năng nghiên cứu & phân tích đối thủ thiên về tính dữ liệu nhiều hơn là cảm xúc thì chiến lược định vị thương hiệu sẽ đòi hỏi bạn cần có kỹ năng sáng tạo độc đáo hơn nữa.
6.3 Kỹ năng xây dựng chiến lược cho thương hiệu (Brand Marketing Strategy)
Trở thành một nhà tiếp thị thương hiệu bạn sẽ cần xây dựng và thực thi kế hoạch các chiến lược thương hiệu độc đáo có khả năng tạo tiếng vang đến khách hàng tiềm năng. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề khi xây dựng chiến lược bạn cần đảm bảo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có sự thống nhất theo giá trị thương hiệu
6.4 Khả năng quản lý thương hiệu
Khả năng quản lý thương hiệu là khả năng tư duy trong từng cấp độ chi tiết. Nếu bạn làm Brand Marketing bạn sẽ cần thực hiện những nguyên tắc thương hiệu ở từng cấp độ phòng ban cũng như theo từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số câu giúp bạn có thể hình dung rõ hơn:
- Chiến dịch quảng bá thương hiệu hợp tác với các Influencer/KOL/KOC có lợi ích gì đối với thương hiệu không?
- Influencer/KOL/KOC này có phù hợp với thông điệp của quảng cáo muốn truyền tải không?
- Logo, màu sắc, thông điệp,… đã có khả năng tốt nhất để truyền tải và gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng mục tiêu chưa?
6.5 Khả năng quản lý dự án
Để trở thành người làm Brand Marketing chuyên nghiệp bạn cần đảm bảo toàn bộ dự án thương hiệu có tính xuyên suốt, từ giai đoạn lên kế hoạch cho đến khi đo lường hiệu quả chiến dịch truyền thông. Nhiệm vụ này sẽ cần kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống có logic chặt chẽ. Nếu dự án của bạn không được thực hiện theo quy trình triển khai rõ ràng thì mọi thứ có thể trở nên tồi tệ và dễ dàng mất kiểm soát.
7. Mức lương và con đường sự nghiệp của Brand Marketing
Brand Marketing được xem là một trong những ngành nghề có mức lương hấp dẫn và thu hút đông đảo ứng viên. Brand Marketing sẽ có mức thu nhập trung bình dao động từ 10 triệu VNĐ/tháng trở lên và tùy từng vị trí, năng lực, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Dưới đây là dải lương của các vị trí trong Marketing Brand mà bạn có thể tham khảo để có cái nhìn tổng quát hơn:
- Thực tập sinh Brand Marketing: Lương trung bình dao động từ 3 – 5 triệu đồng.
- Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Lương trung bình từ 8 – 10 triệu đồng.
- Chuyên viên Brand Marketing (đã có 1 – 2 năm kinh nghiệm): Lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng.
- Brand Manager (đã có 3 – 5 năm kinh nghiệm): Dao động khoảng 14 – 22 triệu đồng.
- Brand Manager (có trên 5 năm kinh nghiệm): Mức lương lên đến 27 triệu đồng.
Mức thu nhập của bạn còn có khả năng tăng hơn 20 – 50% so với mức lương đã thống kê ở trên nếu bạn có năng lực tốt làm việc ở những công ty hàng đầu cũng như đạt được hiệu suất làm việc cao.
Đối với con đường sự nghiệp của Brand Marketing, sẽ trải qua những cấp bậc như sau:
- Cấp độ đầu vào (Entry – Level): Vị trí thực tập sinh.
- Cấp độ chuyên môn (Executive – Level): Vị trí chuyên viên Brand Marketing, Assistant Brand Manager (ABM) tại các công ty đa quốc gia.
- Cấp độ quản lý (Management): Vị trí Brand Manager.
- Cấp cao (C – Level): Vị trí Brand Director hoặc Marketing Director.
8. Làm Brand Marketing học ngành gì?
Có lẽ ngoài câu hỏi “Làm Brand Marketing là làm gì?” thì “Làm Brand Marketing học ngành gì?” cũng là câu hỏi chung của nhiều bạn học sinh, sinh viên muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Marketing Brand vậy nên IMTA sẽ gợi ý cho bạn các ngành học bạn nên theo học chương trình đào tạo chính quy thuộc lĩnh vực và chuyên ngành sau:
- Ngành Quản trị thương hiệu (Brand Managerment).
- Những ngành khác thuộc Marketing (ngành Marketing, Quản trị kinh doanh,…)
Nếu bạn đã quyết tâm theo đuổi sự nghiệp với Brand Marketing thì việc lựa chọn ngành học chính xác ngay từ ban đầu là một quyết định rất đúng đắn và thông minh. Bởi các vị trí cấp cao, vị trí quản lý có mức thu nhập cao cũng đồng nghĩa với việc các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có bằng cấp thạc sĩ trở lên trong chuyên ngành. Vì vậy, lựa chọn đúng ngành học vừa giúp bạn tích lũy kiến thức chuyên sâu mà vừa mở ra nhiều cơ hội việc làm có lộ trình thăng tiến rõ ràng và rộng mở hơn.
9. Một số câu hỏi trong phỏng vấn vị trí Brand Marketing
Chắc hẳn đây là một thông tin quan trọng mà hầu hết những bạn sinh viên mới ra trường rất quan tâm, chính là “Làm sao để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên?”, hãy cùng IMTA “checklist” bộ câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn Brand Marketing nhé:
- Những câu hỏi về: Tên công ty, nguồn gốc từ đâu, lĩnh vực và ngành hàng công ty đang kinh doanh là gì.
- Các câu hỏi về thị trường và Brand: Câu hỏi cơ bản về thị trường (Các brand trong thị trường? Lượng tiệu thụ sản phẩm? Các trend về sản phẩm?,…)
- Những câu hỏi về Portfolio brand/công ty, sức bán của brand, sự hiểu biết sơ lược về sản phẩm,…
- Các câu hỏi về bản thân bạn thể hiện sự nghiêm túc quyết tâm của vị trí ứng tuyển.
10. Tìm việc làm Brand Marketing ở đâu uy tín?
Cơ hội việc làm Brand Marketing hiện nay rất rộng mở, bạn có thể tham khảo những nguồn tìm việc làm có uy tín như: Website tìm việc TopCV, Indeed, CareerViet, Vietnamworks, kênh mạng xã hội Linkedln, hoặc các hội nhóm chuyên ngành về Brand Marketing,…
Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều trang web không uy tín lợi dụng tâm lý “việc nhẹ lương cao” để lừa đảo tuyển dụng trên các trang mạng xã hội. Bạn hãy cẩn trọng với các dấu hiệu: Công ty yêu cầu đặt cọc, nộp phí, luôn nhấn mạnh “việc nhẹ lương cao”, thông tin tuyển dụng sơ sài và không rõ ràng, dùng nick ảo để tuyển dụng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (số CMND/CCCD, tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân đăng nhập các trang mạng xã hội,…),… Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi trao niềm tin vào những thông tin tuyển dụng có dấu hiệu như vậy nhé.
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên của IMTA sẽ giúp bạn biết rõ hơn về Brand Marketing là làm gì? Và chi tiết mức lương, công việc của các vị trí của Branding Marketing là làm gì.
Chúng ta có thể thấy Brand Marketing có vai trò định hình thương hiệu, trong khi đó Digital Marketing là các kênh truyền tải đưa thương thương hiệu đến gần với khách hàng hơn trong thời đại kỹ thuật số. Nếu bạn đang cần sử dụng các nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm Google để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy mua hàng tạo chuyển đổi hãy tham gia Khóa học Digital Marketing tại IMTA, khóa học sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng và nâng cao giúp bạn chạy chiến dịch thực chiến đa nền tảng. Đăng ký khóa học và nhận tư vấn miễn phí tại đây.