Hiện nay, khi những cộng đồng trực tuyến, diễn đàn cùng các trang mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, vai trò của các Moderator ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, mời bạn cùng IMTA tìm hiểu Moderator là gì? vai trò của họ trong cộng đồng trực tuyến, kỹ năng cùng những điều cần lưu ý khi đảm nhiệm vị trí này.
Moderator là gì?
Moderator (MOD) là từ dùng để chỉ những người đảm nhận vai trò điều hành, quản lý nội dung và duy trì trật tự trong những cộng đồng trực tuyến. Họ thường hoạt động trên những diễn đàn, các nhóm mạng xã hội hoặc những nền tảng trực tuyến khác nhằm mục tiêu tạo và duy trì một không gian trao đổi thông tin lành mạnh, an toàn và tích cực cho các thành viên.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Vai trò của MOD là gì?
Không chỉ là kiểm duyệt nội dung, MOD còn đảm nhận vai trò duy trì không gian giao tiếp lành mạnh, tích cực và hiệu quả. Bên cạnh đó, họ còn góp phần tạo dựng lòng tin và sự kết nối giữa các thành viên nhằm xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Quản lý nội dung
Moderator sẽ chịu trách nhiệm trong việc kiểm duyệt nội dung được đăng tải bởi người dùng. Họ có thể loại bỏ những bài viết, quản lý bình luận không phù hợp hoặc vi phạm quy định của cộng đồng.
Duy trì trật tự
Một điều chắc chắn sẽ sẽ ra trong những cộng đồng lớn chính là tranh cãi và xung đột trường xuyên xảy ra giữa các thành viên. Chính vì vậy, Moderator cần đảm bảo mọi cuộc thảo luận đều được diễn ra trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tránh hành vi công kích cá nhân hoặc dùng ngôn ngữ thù địch. Từ đó, duy trì trật tự và tạo một môi trường lành mạnh và tích cực cho các thành viên trong cộng đồng của mình.
Hỗ trợ người dùng
Nhiệm vụ tiếp theo và cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MOD chính là tạo, quản lý và hỗ trợ người dùng. Giúp giải đáp những thắc mắc, cung cấp hướng dẫn cũng như hỗ trợ thành viên mới tham gia cộng đồng. Bên cạnh đó, họ còn đóng vai trò trung gian giải quyết những vấn đề mà người dùng gặp phải với nền tảng, đó có thể là xử lý báo cáo vi phạm hoặc hướng dẫn dùng công cụ.
Nâng cao chất lượng cộng đồng
Vai trò cuối cùng của MOD chính là thúc đẩy những hoạt động tích cực như tổ chức sự kiện, cuộc thi hoặc khuyến khích thành viên tham gia đóp góp những nội dung giá trị. Ngoài ra, họ cũng đưa ra những điều chỉnh và cập nhật những quy định cần thiết để có thể phản ánh nhu cầu phát triển trong cộng đồng.
5 Kỹ năng cần thiết của Moderator
Để trở thành một Moderator chuyên nghiệp trong những cộng đồng trực tuyến, bạn không chỉ phải có hiểu biết tốt về nền tảng mà còn cần sở hữu nhiều kỹ năng quan trọng khác.
Kiến thức về nền tảng, cộng đồng
Kiến thức đầu tiên mà một MOD chuyên nghiệp cần có chính là hiểu rõ về nền tảng và cộng đồng mà mình đang quản lý. Điều này bao gồm nắm vững những tính năng của nền tảng, cách thức hoạt động cùng quy định của cộng đồng. Những kiến thức này là sẽ giúp Moderator thực hiện việc kiểm duyệt công bằng và hiệu quả hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng bắt buộc của một Moderator. Do đặc thù nhiệm vụ phải tương tác thường xuyên với những thành viên nhằm giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cũng như giải quyết các mâu thuẫn. Bên cạnh đó, sự điềm tĩnh và kiên nhẫn trong quá trình giao tiếp sẽ giúp MOD xử lý tốt những tình huống nhạy cảm để có thể duy trì mối quan hệ tích cực với người dùng.
Kỹ năng quản lý thời gian
Công việc của MOD đòi hỏi phải kiểm duyệt liên tục nên kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố hàng đầu không thể thiếu. Một Moderator cần biết cách phân chia thời gian hợp lý để có thể nhanh chóng phản hồi những báo cáo vi phạm, kiểm tra nội dung cũng như hỗ trợ các thành viên khác khi cần.
Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
Việc phải quản lý một cộng đồng chuyên môn (Ví dụ cộng đồng về công nghệ, y tế, tài chính,…) đòi hỏi MOD cần có kiến thức nền tảng về lĩnh vực đó để có thể nắm rõ những gì mà thành viên đang thảo luận. Bên cạnh đó, điều này còn giúp Moderator xác thực nội dung để giữ cho cộng đồng luôn phát triển đúng theo định hướng.
Ví dụ: Nếu bạn muốn quản lý một cộng đồng tiếp thị trực tuyến, 13 kỹ năng cần có đối với chuyên viên Digital Marketing sẽ là kiến thức mà bạn không thể thiếu.
Digital Marketing mà một trong những kiến thức không thể thiếu giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong môi trường bán hàng trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nếu đây cũng là kiến thức bạn đang muốn học nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tìm hiểu và đăng kí ngay khóa học Digital Marketing TP.HCM từ cơ bản đến nâng cao tại IMTA ngay hôm nay nhé!
Các phẩm chất cá nhân
Khách quan, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và tôn trọng người dùng là những phẩm chất cơ bản và quan trọng mà một Moderator cần có. Những điều này sẽ giúp MOD xử lý mọi việc một cách công bằng và hỗ trợ xây dựng uy tín cá nhân, từ đó tạo dựng lòng tin nơi các thành viên.
Môi trường hoạt động của Moderator
Thông thường, Moderator không giới hạn vai trong của mình chỉ trong một nền tảng duy nhất mà thường hoạt động trên nhiều môi trường trực tuyến khác nhau.
- Diễn đàn trực tuyến: Đây là nơi Moderator giữ vai trò quản lý, kiểm soát và hỗ trợ người dùng để có thể duy trì và phát triển cộng đồng.
- Những trang mạng xã hội: Các MOD cũng có thể hoạt động trên những nền tảng mạng xã hội như Fanpage Facebook, Instagram, Twitter,… để quản lý bình luận, nội dung cũng như xử lý báo cáo vi phạm và hỗ trợ người dùng.
- Một số cộng đồng trực tuyến khác: Các nhóm hỗ trợ khách hàng, nhóm thảo luận nội bộ của công ty cũng như những cộng đồng trực tuyến chuyên ngành khác.
Một số điều không thể thiếu khi trở thành MOD
Trở thành một Moderator chuyên nghiệp không chỉ cần đảm bảo mọi nguyên tắc trong nhóm cần được tuân thủ mà còn đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo để có thể duy trình không khí tích cực cho cộng đồng. Chính vì vậy, dưới đây là những phẩm chất không thể thiếu nếu muốn trở thành một MOD:
Thiếu kiến thức
Kiến thức hạn chế về nền tảng hoặc lĩnh vực của cộng đồng sẽ khiến MOD không giải quyết được những tình huống phát sinh hay có những quyết định sai lầm. Chính vì vậy, Moderator cần liên tục cập nhật những kiến thức mới nhất để có thể nâng cao hiểu biết của chính mình.
Thiếu khách quan
Một Moderator thiếu khách quan sẽ không thể quản lý cộng đồng một cách công bằng. Điều này dễ dẫn đến mất niềm tin từ những thành viên trong nhóm gây mất uy tín cộng cộng.
Không tôn trọng thành viên trong cộng đồng
Cũng như bất kỳ tổ chứng nào, tôn trọng thành viên chính là nền tảng có bản nhất giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa MOD cùng các thành viên. Những hành động thiếu tôn trọng sẽ gây mất lòng tin, từ đó làm suy yếu tinh thần cộng đồng.
Chưa có sự hợp tác và tinh thần chuyên nghiệp
Moderator là người sẽ làm việc nhóm với những MOD khác. Chính vì vậy, sự thiếu phối hợp cùng tinh thần chưa chuyên nghiệp dễ tạo ra rất nhiều rủi ro cho cộng đồng.
Thiếu thận trọng trong quá trình kiểm duyệt
Sự cẩn thận chính là điều mà MOD cần phải có trong quá trình kiểm duyệt để tránh việc loại bỏ những nội dung vi phạm hoặc duyệt/giữ lại nhầm những nội dung phù hợp.
Khả năng bảo mật thông tin
Một Moderator sẽ có quyền truy cập vào những thông tin cá nhân quan trọng của người dùng. Chính vì vậy, việc bảo mật thông tin là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Đảm bảo không để lọt lộ thông tin gây hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến người dùng.
Ví dụ: Đối với cộng đồng hoạt động trên Facebook. Bạn có thể sử dụng bảo mật 2 lớp để bảo việt thông tin cá nhân của người dùng.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết của IMTA về Moderator là gì cùng một số kiến thức về nó đã giúp bạn có một cái nhìn toàn diện về công việc thú vị nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm cao này.