Trong thời điểm nội dung số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Storytelling được đánh giá là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Trong bài viết này, mời bạn cùng IMTA tìm hiểu Content Storytelling là gì? Cách triển khai một chiến lược kể chuyện thông qua nội dung hiệu quả nhé!

Content Storytelling là gì?

Content storytelling nghệ thuật để chuyện thông qua nội dung thường được các thương hiệu sử dụng để truyền tải thông điệp của mình mình một cách gần gũi, thân thiện và dễ nhớ. Không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ, Storytelling còn tạo kết nối cảm xúc cùng sự đồng cảm và khơi gợi sự tò mò của khách hàng.

Đâu là sự khác biệt giữa Storytelling và Content Marketing

Mặc dù đều thường được sử dụng để xây dựng nội dung tiếp cận khách hàng nhưng Storytelling Content Marketing lại không hoàn toàn khác nhau.

Đâu là sự khác biệt giữa Storytelling và Content Marketing
Đâu là sự khác biệt giữa Storytelling và Content Marketing

Khi nhắc đến Content Marketing, người ta thường nói đến một chiến lược tổng thể sử dụng nhiều loại nội dung như bài viết, video, Infographics để mang đến giá trị, giải quyết vấn đề khách hàng đang gặp phải hoặc thúc đẩy doanh số mua hàng. Nó được xem là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị kĩ thuật số.

Trong khi đó, Storytelling là một kỹ thuật trong Content Marketing. Nhưng thay vì tập trung vào dữ liệu hay thông tin kĩ thuật, Storytelling lại dùng yếu tố cảm xúc để kể chuyện. Mỗi câu chuyện đều có nhân vật, bối cảnh, thách thức cùng cách giải quyết và tất cả đều gắn liền với giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Ví dụ: Một bài blog hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm chính là Content Marketing và một video kể về cách sản phẩm giúp thay đổi cuộc sống của ai đó chính là Storytelling.

Lợi ích của Content Storytelling đối với doanh nghiệp

Không chỉ đơn thuần là phương pháp sáng tạo nội dung, Content Storytelling còn công cụ cực kỳ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và kết nối sâu sắc với khách hàng. Một số lợi ích nổi bật mà Content Storytelling mang lại có thể kể đến như:

Lợi ích của Content Storytelling đối với doanh nghiệp
Lợi ích của Content Storytelling đối với doanh nghiệp

Kết nối cảm xúc với khách hàng

Một câu chuyện tốt hoàn toàn có thể chạm đến cảm xúc của người nghe và giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về thương hiệu. Từ đó, khách hàng không chỉ “nhớ” sản phẩm mà còn cảm nhận được ý nghĩa đằng sau nó.

Giúp thương hiệu gia tăng được độ nhận diện

Một Storytelling tốt sẽ giúp thương hiệu nổi bật giữa thị trường cực kỳ cạnh tranh như hiện nay bằng cách tạo ra sự khác biệt. Trên thực tế, một câu chuyện dễ nhớ thường được lan truyền rất nhanh chóng, giúp tăng độ nhận diện và cũng cố giá trị thương hiệu.

Xây dựng lòng tin

Những câu chuyện chân thực, minh bạch sẽ đạt hiệu quả rất tốt trong việc tạo niềm tin với khách hàng. Khi ấy, họ không chỉ mua sản phẩm mà còn đồng hành cùng thương hiệu theo những giá trị mà nó đang theo đuổi.

Thúc đẩy hành động mua hàng

Khi khách hàng cảm nhận được sự kết nối với câu chuyện của thương hiệu, họ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm/dịch vụ để có thể trở thành một phần của câu chuyện đó.

7 Định dạng Content Storytelling phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, content storytelling có rất nhiều định dạng sáng tạo khác nhau từ truyền thống đến hiện tại để giúp thương hiệu có thể tiếp cận và tạo kết nối sâu sắc với khách hàng. Một số định dạng phổ biến hiện nay mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình như:

7 Định dạng Content Storytelling phổ biến nhất hiện nay
7 Định dạng Content Storytelling phổ biến nhất hiện nay

Video

Video được đánh giá là định dạng Content Storytelling mạnh mẽ nhất nhờ khả năng kết hợp hình ảnh, âm thanh cùng lời kể một cách sinh động. Với những đoạn phim ngắn, quảng cáo hoặc phóng sự, thương hiệu có thể kể lại các câu chuyện giàu cảm xúc, giúp khách hàng có thể cảm nhận rõ ràng hơn về giá trị của mình.

Ví dụ: Nike thường dùng video để kể về hành trình của những vận động viên vượt qua thử thách, lan tỏa thông điệp “Just Do It”.

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ hiện nay, chỉ cần một chiếc Smartphone là có thể tạo ra được những thước phim ngắn chuyên nghiệp, sáng tạo những nội dung có thể thu hút người xem. Nếu vẫn chưa biết cách làm điều đó, tham gia ngay khóa học quay dựng video bàng điện thoại & Edit với Capcut tại IMTA ngay hôm nay nhé!

Bài viết

Với những câu chuyện được truyền tải qua bài viết blog, bài báo hoặc bài đăng trên các trang mạng xã hội, thương hiệu có thể chia sẻ hành trình, cảm hứng hoặc giá trị cốt lõi. Bên cạnh đó, định dạng này còn cho phép khai thác chi tiết hơn đồng thời tạo sự gần gũi với độc giả.

Ví dụ: Airbnb thường đăng trên blog những bài viết chia sẻ trải nghiệm đáng nhớ của khách hàng để tạo cảm giác thân thuộc và chân thực.

Hình ảnh

Hình ảnh là định dạng Content Storytelling có khả năng kể chuyện mạnh mẽ cực kỳ phù hợp trong thời đại mà con người ngày càng có xu hướng tiếp cận thông tin qua thị giác. Đặc biệt, một bức tranh ý nghĩa hoặc chuỗi hình ảnh được sắp xếp cẩn thận hoàn toàn có thể giúp thương hiệu kể một câu chuyện mà không cần lời nói.

Ví dụ: Dove đã thực hiện chiến dịch “Real Beauty” thông qua những bức ảnh chân thực của phụ nữ trên toàn thế giới nhằm tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên.

Infographics

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa nội dung thông tin cùng hình ảnh trực quan, Infographics giúp truyền tải câu chuyện phức tạp theo cách dễ hiểu. Đặc biệt, định dạng này cực kỳ hiệu quả khi cần kể những câu chuyện liên quan đến dữ liệu hoặc hành trình phát triển.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể dùng Infographics như một minh chứng để kể lại quá trình tăng trưởng của mình.

Podcast

Storytelling Poscast cho phép doanh nghiệp kể lại những câu chuyện dài hơn thông qua âm thanh, mang đến cho người nghe cảm giác gần gũi và chân thực. Định dạng Content Storytelling này cực kỳ lý tưởng khi muốn chia sẻ kinh nghiệm, phỏng vấn hoặc kể lại một hành trình đặc biệt.

Ví dụ Một công ty công nghệ có thể dùng podcast để kể về quá trình sáng tạo sản phẩm của mình cùng những câu chuyện hậu trường.

Mạng xã hội

Storytelling trên các trang mạng xã hội thường dưới dạng nội dung ngắn gọn nhưng mạnh mẽ như Video ngắn, hình ảnh hoặc bài đăng súc tích. Nhờ vào tính tương tác mạnh mẽ của những nền tảng này, những câu chuyện này thường được lan tỏa mạnh mẽ và rộng rãi.

Ví dụ: Starbucks thường chia sẻ những câu chuyện nhỏ của khách hàng hoặc nhân viên thông qua Instagram nhằm giúp thương hiệu gần gũi hơn với cộng đồng.

Trải nghiệm tương tác

Đây là hình thức Storytelling mới trong đó khách hàng tham gia trực tiếp vào câu chuyện thông qua game, ứng dụng, website hoặc Fanpage tương tác. Cách kể chuyện này không chỉ thu hút mà còn giúp khách hàng cảm nhận được câu chuyện một cách chân thật nhất. Bên cạnh đó, đừng quên đảm bảo đăng bài vào khung giờ vàng để có được tỷ lệ tương tác tốt nhất.

Ví dụ: Chiến dịch “Build Your LEGO Story” của LEGO khuyến khích khách hàng tự tạo ra câu chuyện của mình thông qua những bộ xếp hình LEGO.

Làm thế nào để có thể xây dựng Content Storytelling hiệu quả?

Không chỉ là kể một câu chuyện, Content Storytelling còn là cách mà bạn làm cho câu chuyện đó gợi nên cảm xúc của khách hàng, truyền tải thông điệp thương hiệu cũng như thúc đẩy hành động tăng tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là các bước giúp bạn xây dựng một câu chuyện hấp dẫn và hiệu quả.

Làm thế nào để có thể xây dựng Content Storytelling hiệu quả?
Làm thế nào để có thể xây dựng Content Storytelling hiệu quả?

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu

Một Storytelling thương hiệu chỉ thực sự hiệu quả khi nó có thể kết nối tốt với khách hàng của mình. Để có thể làm được điều đó, bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm, sở thích, nhu cầu cũng như là vấn đề đối tượng mục tiêu của mình đang gặp phải.

Hãy hình dung rõ về người mà bạn đang kể chuyện, từ tuổi tác, nghề nghiệp cho đến giá trị cá nhân. Một gợi ý cho bạn là hãy đặt mình vào vị trí của họ để có thể hiểu được đâu là điều họ muốn nghe và cảm nhận.

Xác định đâu là thông điệp cốt lõi của câu chuyện

Để có thể mang đến kết quả tốt nhất, mỗi câu chuyện đều cần được xây dựng dựa trên một thông điệp chínhý nghĩa mà thương hiệu muốn truyền tải. Chính vì vậy, thông điệp này cần phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, thông điệp này còn cần dễ nhớ và có khả năng truyền cảm hứng, giúp khách hàng không chỉ nghe mà còn cảm nhận và hành động. Ngoài ra, dù không trực tiếp quảng bá, nhưng câu chuyện cũng nên gợi mở về giải pháp hoặc giá trị mà việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mang đến.

Xây dựng một câu chuyện với cấu trúc hấp dẫn

Cấu trúc rõ ràng luôn là yếu tố cơ bản nhất để có thể xây dựng một câu chuyện hấp dẫn. Trong đó:

  • Nhân vật: Ai là trung tâm của câu chuyện? Khách hàng, nhân viên hay có thể là chính thương hiệu.
  • Bối cảnh: Xây dựng cho câu chuyện một tình huống cụ thể, dễ hiểu.
  • Thử thách: Mô tả vấn đề hoặc khó khăn mà nhân vật đang gặp phải.
  • Hành trình giải quyết: Nêu rõ cách sản phẩm/dịch vụ giúp nhân vật giải quyết vấn đề đó.
  • Kết thúc có ý nghĩa: Đưa ra một kết luận sâu sắc hoặc một lời kêu gọi hành động.

Kích hoạt cảm xúc

Cảm xúc là yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong Storytelling. Theo nghiên cứu, một câu chuyện chạm đến được cảm xúc khách hàng sẽ dễ dàng in sâu vào tâm trí họ. Hãy kể những câu chuyện truyền cảm hứng hoặc hài hước, nêu bật được những khó khăn khiến khách hàng đồng cảm và tạo niềm tin vào tương lai hoặc khả năng vượt qua thử thách.

Kết hợp hình ảnh, âm thanh và ngôn từ

Một Storytelling có thể ghi dấu ấn trong lòng khách hàng không chỉ dựa vào câu chữ mà còn là hỗ trợ từ hình ảnh, âm thanh cũng như ngôn từ. Nếu hình ảnh cần sống động để có thể minh họa cho câu chuyện, nhạc nền hoặc giọng nói phù hợp sẽ làm tăng sức mạnh cảm xúc thì lời kể cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhưng vẫn cần đảm bảo sức thuyết phục.

Đảm bảo tính chân thực

Không phải ngẫu nhiên khi người ta gọi người tiêu dùng hiện tại là nhóm khách hàng thông minh bởi họ rất nhạy cảm với những câu chuyện giả tạo. Chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang kể những câu chuyện thật hoặc nếu sáng tạo, điều đó phải dựa trên những giá trị thực tế cũng như phù hợp với thương hiệu.

Tích hợp Storytelling vào những nền tảng phù hợp

Tùy theo định dạng Storytelling mà bạn có thể lựa chọn nền tảng phù hợp để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Website/blog: Nền tảng phù hợp với những câu chuyện dài, chi tiết.
  • Mạng xã hội: Những trang như Instagram và Tiktok thích hợp cho những câu truyện ngắn, trực quan.
  • Email Marketing: Email Marketing thường được dùng để kể các câu chuyện cá nhân hóa.

Kết thúc bằng với lời kêu gọi hành động

Cũng như bất kỳ dạng Content Marketing nào, một Storytelling hiệu quả luôn hướng đến một mục tiêu cụ thể. Đó có thể là khuyến khích khách hàng tham gia vào câu chuyện, hướng họ dùng thử sản phẩm/dịch vụ hoặc mời họ chia sẻ câu chuyện cộng đồng,…

Tổng kết

Vậy, thật sự Content Storytelling là gì? Có thể thấy rằng, đây không chỉ là một kỹ thuật tiếp thị mà còn là nghệ thuật giúp kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng. Khi được áp dụng đúng cách, nó sẽ có thể giúp bạn xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ, tạo niềm tin thúc đẩy doanh số bán hàng.

Digital Marketing IMTA Content MarketingContent Storytelling là gì? Cách tạo Storytelling thu hút