Trong Marketing hiện có rất nhiều loại mô hình khác nhau như mô hình AIDA, PAS, 7P, SWOT,… mỗi mô hình đều có điểm mạnh riêng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp bạn tối ưu hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Một trong các mô hình được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng phổ biến là 4C Marketing. Điểm mạnh của mô hình 4C Marketing giúp doanh nghiệp bạn tập trung vào việc lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó thấu hiểu được khách hàng của mình mà có thể xây dựng được chiến dịch Marketing một cách hiệu quả. Vậy mô hình 4C Marketing là gì và làm thế nào để áp dụng mô hình 4C này trong marketing. Hãy cùng IMTA xem chi tiết trong bài viết này.
Một số vấn đề cần lưu ý trong bài viết:
- Mô hình 4C Marketing là gì?
- Các yếu tố chính của mô hình 4C Marketing
- Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng Marketing 4C
- Hướng dẫn cách áp dụng mô hình 4C trong Marketing
- Ví dụ về ứng dựng mô hình 4C Marketing trong doanh nghiệp
Mô hình 4C Marketing là gì?
Mô hình 4C Marketing là một chiến lược Marketing trong đó lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào nhu cầu khách hàng mà doanh nghiệp bắt được những Insight, Pain Point, mà từ đó có thể xây dựng và triển khai những campaign thích hợp nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Mô hình 4C Marketing này là một mô hình mở rộng của mô hình Marketing Mix 4P truyền thống (Product, Price, Place, Promotion). Được Robert F. Lauterborn đề xuất vào năm 1990. Khác với 4P tập trung vào sản phẩm và doanh nghiệp, 4C đặt trọng tâm vào nhu cầu, trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm, để phù hợp với xu hướng marketing ngày .
- Customer Value (Giá trị khách hàng): Thay vì chỉ cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp cần tạo ra giá trị thực sự, giải quyết vấn đề của khách hàng. Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm nhấn mạnh “làn da khỏe đẹp” thay vì chỉ bán kem dưỡng.
- Cost (Chi phí): Không chỉ là giá tiền, mà là tổng chi phí (thời gian, công sức) khách hàng bỏ ra. Ví dụ: Giảm phí vận chuyển để khách cảm thấy “rẻ hơn”.
- Convenience (Tiện lợi): Đảm bảo khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng, như mua sắm online qua Shopee thay vì đến cửa hàng.
- Communication (Giao tiếp): Chuyển từ quảng cáo một chiều sang tương tác hai chiều, như trả lời bình luận trên fanpage để xây dựng lòng tin.
Mô hình 4C này giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, tối ưu chiến lược marketing và tăng khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh thị trường ngày càng chú trọng trải nghiệm người dùng, 4C trở thành công cụ không thể thiếu để chinh phục khách hàng hiện đại.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
Các yếu tố chính của mô hình 4C Marketing
Mô hình 4C Marketing bao gồm bốn yếu tố chính bao gồm: Customer Solutions (Giải pháp khách hàng), Customer Cost (Chi phí khách hàng), Convenience (Tiện lợi), và Communication (Giao tiếp). Khác với 4P (Product, Price, Place, Promotion) tập trung vào doanh nghiệp, 4C đặt khách hàng làm trung tâm, giúp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và phù hợp xu hướng ngày nay.
- Customer Solutions (Giải pháp khách hàng): Thay vì chỉ chú trọng sản phẩm như trong 4P, yếu tố này tập trung vào việc cung cấp giải pháp đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Điểm nổi bật của yếu tố này là thật sự tập trung vào nhu cầu thật sự của họ, giúp doanh nghiệp hiểu và tạo ra những sản phẩm/dịch vụ thật sự cần thiết để phục vụ nhóm khách hàng mà doanh nghiệp bạn nhắm đến. Ví dụ: Hãng điện thoại iPhone không chỉ bán smartphone mà cung cấp “trải nghiệm công nghệ” với trải nghiệm người dùng, camera chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chụp ảnh của người trẻ.
- Customer Cost (Chi phí khách hàng): Đây là yếu tố đánh giá vào mức độ chi tiêu mà khách hàng tiềm năng của bạn phải chịu đựng khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Không chỉ là giá tiền, mà là toàn bộ chi phí (thời gian, công sức, tiền bạc) khách hàng bỏ ra để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing, vì sản phẩm hay dịch vụ của bạn có tốt và hấp dẫn đến đâu cũng cần phải đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng cùng kết hợp với chi phí mà họ phải trả. Nếu họ cảm thấy sản phẩm tốt mà giá đắt thì họ cũng sẽ không mua. Vì vậy doanh nghiệp bạn cần nghiên cứu sao cho giá bán sản phẩm cần tối ưu lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình mà giá cả vẫn phải chăng cho khách hàng. Ví dụ: Lazada cung cấp mã giảm giá và giao hàng miễn phí, giảm tổng chi phí cho người mua so với mua tại cửa hàng.
- Convenience (Tiện lợi): Sự tiện lợi là yếu tố thứ 3 trong mô hình 4C Marketing. Yếu tố này đảm bảo khách hàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ một cách tiện lợi và dễ dàng nhất, thay thế yếu tố “Place” trong 4P. Yếu tố này chủ yếu đề cập đến cách mà doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách đơn giản và thuận tiện, đồng thời tối ưu trải nghiệm mua và sử dụng dịch vụ/sản phẩm đó ra sao của khách hàng. Ví dụ: Tiki cam kết giao hàng trong 2 giờ tại TP.HCM, mang lại sự nhanh chóng và tiện lợi cho người tiêu dùng bận rộn.
- Communication (Giao tiếp): Đây là yếu tố cuối cùng dùng để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Thay vì quảng cáo một chiều như “Promotion”, 4C khuyến khích doanh nghiệp bạn giao tiếp với khách hàng của mình, có thể thông qua các campaign quảng cáo, hay tương tác với họ trên mạng xã hội,… nhằm để tạo sự gắn kết.
Bốn yếu tố này giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, tối ưu trải nghiệm mua sắm và xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, từ đó tăng doanh số và củng cố hình ảnh thương hiệu trong thị trường cạnh tranh ngày nay.
Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng Marketing 4C
Marketing 4C (Customer Solutions, Customer Cost, Convenience, Communication) thì Customer được ưu tiên đặt lên hàng đầu, vì vậy tùy vào ngành nghề, mô hình kinh doanh,… mà doanh nghiệp cân nhắc sử dụng mô hình Marketing này để áp dụng cho các chiến dịch của mình. Khi thị trường càng cạnh tranh thì khi bạn chiếm được niềm tin khách hàng lại là lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Đây là mô hình phù hợp khi bạn muốn tạo mối quan hệ lâu dài, nhằm xây dựng niềm tin, biến mục tiêu thành khách hàng trung thành.
- Tập trung vào nhu cầu thực sự của khách hàng: Không giống 4P (Product, Price, Place, Promotion) chú trọng sản phẩm, 4C đặt khách hàng làm trung tâm tong các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cung cấp giải pháp thay vì chỉ bán hàng. Bằng cách vẽ ra Buyer Persona như thế nào và tập trung vào nhu cầu của họ, giải quyết những mong muốn hay Pain Point của khách hàng, doanh nghiệp bạn có thể tăng sự hài lòng của họ, biến họ thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Ví dụ: Vinamilk không chỉ bán sữa mà mang đến “sức khỏe bền vững” qua các sản phẩm organic, đáp ứng xu hướng sống lành mạnh, từ đó tiếp cận tệp khách hàng mới, đồng thời đón xu hướng quan tâm đến sức khỏe đang trào lưu và khiến tệp khách hàng cũ thêm lòng trung thành.
- Tối ưu chi phí và giá trị cho khách hàng: 4C xem xét toàn bộ chi phí (tiền, thời gian, công sức) mà khách hàng phải bỏ ra, khuyến khích doanh nghiệp tối ưu các chi phí marketing đảm bảo trọng tâm cung cấp giá trị cho khách hàng, để cho nhận được giá trị tương xứng. Việc tối ưu và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp giảm các chi phí phát sinh không cần thiết.
- Nâng cao trải nghiệm qua sự tiện lợi: Bằng cách tập trung vào trải nghiệm xuyên suốt, với yếu tố Convenience trong 4C, doanh nghiệp bạn có thể thiết kế và cung cấp trải nghiệm cho khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và kỳ vọng của họ, đảm bảo khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng, đặc biệt trong khi thương mại điện tử ngày càng phát triển như ngày nay. Điều này giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp bạn.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững qua giao tiếp: Thay vì chỉ quảng cáo một chiều, Communication trong 4C khuyến khích tương tác hai chiều. Các thương hiệu như Thế Giới Di Động thường xuyên trả lời bình luận trên fanpage, lắng nghe phản hồi, từ đó cải thiện dịch vụ và xây dựng lòng tin.
- Thích nghi với xu hướng marketing hiện đại: Trong bối cảnh thị trường bão hòa và khách hàng có nhiều lựa chọn, 4C giúp doanh nghiệp bạn nhanh chóng thích nghi nhanh với xu hướng số hóa, tối ưu chiến dịch và tăng ROI. Đây là lý do các công ty lớn như Thế Giới Di Động, Lazada, Tiki đều áp dụng 4C để duy trì.
Sử dụng Marketing 4C không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ tăng trưởng doanh thu đến củng cố thương hiệu. Đây là chiến lược không thể bỏ qua để thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
Hướng dẫn cách áp dụng mô hình 4C trong Marketing
Mô hình 4C của Robert F. Lauterborn nhấn mạnh việc hiểu rõ khách hàng của mình và đáp ứng chính xác nhu cầu của họ, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Để áp dụng mô hình 4C (Customer Solutions, Customer Cost, Convenience, Communication) một cách tối ưu, doanh nghiệp bạn cần thực hiện các bước triển khai có hệ thống, tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng: Đầu tiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu về khách hàng để nắm bắt nhu cầu, thói quen mua sắm và đặc điểm nhân khẩu học của thị trường mục tiêu. Quy trình này đòi hỏi bạn phải đầu tư để phân tích dữ liệu về hành vi tiêu dùng, xác định phân khúc khách hàng cụ thể, và từ đó phát triển các giải pháp Marketing nhắm đúng vào đối tượng khách hàng phù hợp. Việc hiểu rõ khách hàng là nền tảng để định vị sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho đáp ứng đúng kỳ vọng, thay vì chỉ tập trung vào việc cung cấp hàng hóa.
- Định giá sản phẩm phù hợp với giá trị sản phẩm và khác : Khi đã hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, tiếp theo bạn cần thiết lập mức giá phù hợp với giá trị mà sản phẩm mang lại. Ở bước này bạn cần đảm bảo giá bán sản phẩm phải thực sự phù hợp với những giá trị và mà sản phẩm đem lại khách hàng. Quy trình định giá đòi hỏi bạn cần phải cân nhắc tổng chi phí khách hàng phải bỏ ra – bao gồm tiền bạc, thời gian và công sức – đồng thời xem xét chi phí doanh nghiệp bạn sản xuất, giá trị sản phẩm so với đối thủ, và khả năng chi trả của thị trường mục tiêu. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và xem giá trị thương hiệu của mình để đưa ra chi phí hợp lí. Nếu bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng từ nhu cầu thành mua hàng chỉ khi khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó. Vì thế, định giá sản phẩm là chiến lược cực kì quan trọng trong các hoạt động Marketing và Sale. Định giá tốt và hợp lí sẽ như là một chiến thuật quan trọng giúp bạn cạnh tranh với đối thủ
- Xây dựng hệ thống phân phối hợp lí: Ở bước tiếp theo, doanh nghiệp bạn cần xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thuận lợi cho khách hàng để để họ dễ dàng tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hệ thống phân phối ở đây không chỉ bao gồm các cửa hàng offline hay tại các chi nhánh khác nhau, mà còn có thể là những shop cửa hàng online trên các trang thương mại điện tử.
- Với kênh online, ngoài việc tối ưu các sản phẩm trên các trang như TikTok Shop và Shopee, bạn cũng nên cần tối ưu website bán hàng, chọn và phát triển các trang mạng xã hội,… để khách hàng dễ dàng tìm hiểu thông tin, đánh giá sản phẩm và thực hiện mua hàng.
- Còn đối với kênh Offline, bạn nên lựa chọn mặt bằng để đặt cửa hàng sao cho thuận tiện nhất với khách hàng và giúp họ tiếp cận được với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng. Tuy nhiên thời điểm hiện tại bạn nên kết hợp 2 Online và Offline để cùng quảng bá vị trí cửa hàng Offline, đồng thời tăng độ nhận diện.
- Tạo các kênh liên hệ để nhanh chóng giao tiếp với khách hàng: Ở bước này, bạn cần có các kênh để phản hồi & giao tiếp với khách hàng nhanh chóng. Đảm bảo khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với bạn, từ hotline, email,… cùng với các trang mạng xã hội mà tệp khách hàng của bạn sử dụng nhiều trên đó như Facebook Messenger, zalo OA,… để họ nhanh chóng tìm thấy bạn ở mọi kênh mà có thể giao tiếp, phản hồi đến khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, việc nghiên cứu và phân tích phản hồi giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn mong muốn của họ, từ đó cải tiến sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm mới và điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp với thị trường.
- Quản lý và nghiên cứu dựa trên Feedback: Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xử lý các câu hỏi và ý kiến từ khách hàng một cách kịp thời và chuyên nghiệp, duy trì sự minh bạch và tận tâm trong giao tiếp. Đồng thời, việc thu thập và phân tích phản hồi là cần thiết để hiểu rõ hơn yêu cầu của thị trường, từ đó điều chỉnh sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, và phát triển các giải pháp mới phù hợp với nhu cầu thực tế.
Việc áp dụng mô hình 4C giúp doanh nghiệp bạn không chỉ thấu hiểu khách hàng mà còn xây dựng các chiến lược Marketing linh hoạt, hiệu quả. Kết quả là sự hài lòng của khách hàng được nâng cao, mối quan hệ lâu dài được củng cố, và doanh nghiệp bạn lại tạo dựng được lòng tin từ khách hàng trong thị trường cạnh tranh ngày nay.
Ví dụ về ứng dựng mô hình 4C Marketing trong doanh nghiệp
Mô hình 4C Marketing (Customer Solutions, Customer Cost, Convenience, Communication) đã giúp nhiều doanh nghiệp đạt thành công vượt bậc, và Amazon là một ví dụ điển hình. Là một trong những gã khổng lồ thương mại điện tử, Amazon đã áp dụng hiệu quả 4 yếu tố này để dẫn đầu thị trường ở Mỹ và toàn cầu, từ đó tối ưu trải nghiệm khách hàng và gia tăng doanh thu.
- Customer Solutions (Giải pháp khách hàng): Amazon tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng. Sở dĩ làm được điều này vì Amazon thu thập và sử dụng dữ liệu lớn và AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích hành vi người dùng( như click chuột, cuộn trang, mua sắm,…) từ đó đề xuất sản phẩm phù hợp với từng khách hàng, biến mỗi giao dịch thành giải pháp giải quyết đúng nhu cầu của người dùng thay vì chỉ bán hàng hóa thông thường.
- Customer Cost (Chi phí khách hàng): Amazon đã nghiên cứu và tối ưu hóa tổng chi phí mà khách hàng phải bỏ ra. Họ cung cấp mức giá cạnh tranh trên thị trường để chiếm lĩnh thị trường, kết hợp với chương trình thành viên Prime giảm phí giao hàn, giúp khách hàng cảm thấy giá cả bỏ ra chi tiêu rẻ và hợp lý hơn.
- Convenience (Tiện lợi): Yếu tố này được Amazon đẩy mạnh thông qua hệ thống phân phối tối ưu. Đây cũng là điểm mạnh của Amazon khiến họ chiếm lĩnh được thị trường. Dịch vụ giao hàng nhanh (1-2 ngày) tại nhiều quốc gia, cùng với website và ứng dụng thân thiện, cho phép khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi mà không gặp rào cản về thời gian hay không gian.
- Communication (Giao tiếp): Đây là chìa khóa giúp Amazon duy trì mối quan hệ với khách hàng. Ngòai các chiến dịch quảng cáo đầy sáng tạo, họ còn triển khai email cá nhân hóa để thông báo ưu đãi, sử dụng chatbot hỗ trợ 24/7 để giải đáp thắc mắc, và tận dụng đánh giá sản phẩm để tạo kênh giao tiếp hai chiều, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu, nâng cao sự tin tưởng từ khách hàng với nền tảng này.
Nhờ áp dụng 4C một cách toàn diện và có nghiên cứu, Amazon không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn xây dựng đế chế thương mại điện tử vững mạnh đến ngày nay. Thành công của họ minh chứng rằng mô hình 4C là công cụ hiệu quả để doanh nghiệp phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Những câu hỏi thường gặp về mô hình 4C trong Marketing
Kết luận
Mô hình 4C Marketing mang lại lợi ích nhờ vào tập trung, ưu tiên trải nghiệm khách hàng, giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng nhận biết được nhu cầu và khả năng chi trả của họ.
Trên đây là những chia sẻ của IMTA giải thích khái niệm 4C Marketing là gì, cũng như và cách triển khai trong chiến lược marketing. IMTA hy vọng thông qua này đã giúp bạn hiểu rõ về mô hình 4C, từ đó có thể kết hợp linh hoạt với các mô hình khác để tối ưu hiệu quả chiến dịch của bạn!
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay chưa rõ, bạn có thể tham khảo khóa học Digital Marekting Online tại IMMA để được học và thực hành áp dụng trực tiếp vào các chiến dịch quảng cáo Marketing Online trên chính dự án thật của mình dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại IMTA nhé!