Reach có lẽ không còn mấy xa lạ với những bạn xây dựng Fanpage và Group trên Facebook. Mặc dù trên Facebook có rất nhiều chỉ số bạn có thể sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị trên nền tảng này. Nhưng Reach vẫn là một chỉ số quan trọng giúp bạn phản ánh mức độ hiệu quả của việc đăng bài trên Facebook.
Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu rõ hơn về Reach là gì? Và cách để tăng lượt tiếp cận tự nhiên trên Facebook nhé!
1. Reach là gì?
Reach là phạm vi tiếp cận khách hàng khi doanh nghiệp áp dụng số liệu thống kê để phân tích các chiến lược quảng cáo và truyền thông. Đây là số lượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp bạn có khả năng tiếp cận được thông qua: Xem quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử, phương tiện truyền thông hoặc quảng cáo trên truyền hình.
- Khóa học quảng cáo Facebook Ads từ cơ bản đến nâng cao
- Khóa học Digital Marketing Cơ bản đến chuyên sâu
- Khóa Học Google Ads - Chuyên sâu cho người mới
2. Reach trên Facebook là gì?
Reach trên Facebook là tổng số lượng người dùng tiếp cận đến các bài viết của bạn trên Facebook. Chẳng hạn, khi bạn đăng một bài viết trên Fanpage, người dùng Facebook nhìn thấy được bài viết của bạn một cách tự nhiên do follow, quảng cáo hoặc được chia sẻ từ người khác. Sự xuất hiện này hiện hữu trước màn hình người xem nhưng không thuộc chủ đích truy cập trước từ họ, đây được gọi là Reach.
Ví dụ: Nếu bài đăng của bạn trên Facebook được 1000 người xem thì Reach của bài đăng đó là 1000. Tương tự với Youtube, nếu video của bạn có 3000 người xem ít nhất một lần, thì Reach của video đó là 3000.
4. Phân biệt Facebook Reach và các chỉ số khác
Các chỉ số trên Facebook mặc dù chúng có sự liên quan đến nhau nhưng bạn cần phân biệt rõ từng tính chất của mỗi chỉ số để tránh nhầm lẫn:
4.1 Phân biệt Facebook Reach và Facebook Impressions
Bạn nên phân biệt rõ giữa phạm vi tiếp cận (Reach) và số lần hiển thị (Impressions), cụ thể:
Facebook Reach sẽ thể hiện số lượng cá nhân duy nhất người dùng tiếp cận với nội dung, không tính số lần nội dung được hiển thị.Trong khi đó, Facebook Impressions đo lường tổng số lần hiển thị của nội dung.
Ví dụ: Với Facebook Reach, một bài đăng có 1000 lượt hiển thị thì có thể chỉ Reach được 800 người dùng bởi có 200 người dùng xem lại nội dung trên một lần.
Về Facebook Impressions, nếu bài đăng của bạn được gửi đến một người dùng, nhưng lại hiển thị đến 3 lần, thì lượt Impressions sẽ tăng lên 3, chúng sẽ tính tổng số lượt xem (tính luôn cả lượt xem lặp lại).
4.2 Phân biệt Facebook Reach và Facebook Engagement
Có lẽ hai hình thức này sẽ khó bị nhầm lẫn hơn hai hình thức trên. Bởi phạm vi tiếp cận (Reach) không phải là một hình thức tương tác (Engagement). Phạm vi tiếp cận chỉ là tiền đề của lượt tương tác, nếu chỉ số Reach tăng lên thì xác suất người xem và tương tác bài viết của bạn cũng tăng lên, đơn giản là nội dung xuất hiện trước nhiều người hơn.
Thuật toán Facebook cũng đánh giá lượt tương tác để tăng phạm vi tiếp cận cao hơn. Mặc dù Reach và Engagemnet là hai hình thức riêng biệt nhưng chúng vẫn có sự liên quan đến nhau.
5. Cách tăng chỉ số Reach Facebook tự nhiên
5.1 Sử dụng đa dạng kiểu bài đăng
Để tăng chỉ số Reach trên Facebook tự nhiên, mẹo đầu tiên bạn có thể thử là đăng các loại bài đăng khác nhau. Nếu Fanpage của bạn chủ yếu dựa vào các bài đăng dạng hình ảnh và bạn cảm thấy chỉ số Reach gần đây giảm dần. Bạn có thể thử đăng một số video và theo dõi phạm vi tiếp cận của video đó. Nếu chúng không mang lại kết quả Reach cho Fanpage như trước, bạn có thể thử các bài đăng có gắn link để làm nổi bật nội dung mà khán giả đang quan tâm.
Video Livestream cũng là một cách tăng Reach tự nhiên rất đáng để bạn thử. Các video trực tiếp tuyệt vời ở chỗ chúng tạo cảm giác chân thực của người dùng tham gia bình luận, bởi họ có thể chia sẻ trải nghiệm xem trong một thời điểm, tạo sự kết nối chung. Chính Facebook gần đây cũng báo cáo các video trực tiếp có nhiều lượt tương tác hơn gấp 6 lần so với video nội dung bình thường. Có thể thấy, video trực tiếp nhiều tương tác hơn, cũng đồng nghĩa lượng tiếp cận cũng sẽ lớn hơn.
Các Marketer có thể theo dõi lượng tiếp cận trung bình các bài đăng ở mỗi định dạng để hiểu được dạng bài đăng nào là phù hợp với khán giả của mình nhất cũng như thương xuyên xuất hiện trên news feed của người xem nhất.
>> Đọc thêm: Doanh nghiệp có nên lựa chọn chạy Facebook Ads?
5.2 Lựa chọn khung giờ tốt nhất để đăng bài
Việc lựa chọn thời gian đăng bài cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ: Nếu bạn đăng bài vào 1h sáng vào thời gian đi ngủ của người dùng hoặc 4h sáng lúc họ chưa ngủ dậy, thì lượng truy cập người dùng không cao. Cho đến khi người dùng lướt Facebook thì bài viết của bạn đã ở cuối news feed của họ.
Vì thế, bạn hãy sử dụng Facebook Analytics để xác định thời gian người dùng theo dõi Fanpage thường xuyên online. Bạn có thể xác định giờ và ngày cao điểm online của người dùng theo dõi trên phần Page Insight của trang Facebook và biết được khoảng thời gian nào là phù hợp để đăng bài.
Giải pháp tốt nhất cho bạn là đăng bài ngay trước giờ vàng 15-20 phút, bài của bạn sẽ được khán giả thấy đầu tiên. Ví dụ: Facebook Insight cho thấy 7h tối là giờ vàng mà người theo dõi trang của bạn thường xuyên online, bạn hãy đăng trước lúc 6h45 để người dùng thấy chúng đầu tiên khi mở Facebook.
5.3 Tập trung tăng tương tác cho bài ngay sau khi post
Theo thuật toán của Facebook thì lượt tương tác sẽ ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận hơn là ngược lại. Sau khi thuật toán thay đổi, Trưởng bộ phận News Feed chia sẻ rằng: “Các bài đăng trên trang tạo ra cuộc trò chuyện với cộng đồng sẽ có mức độ hiển thị cao hơn trên news feed”.
Vì vậy, Facebook sẽ hiển thị bài của bạn nếu nó truyền cảm hứng cho cộng đồng tương tác với nhau. Bạn nên giữ tương tác càng sớm càng tốt cho bài viết sau khi post, các nội dung tạo cuộc trò chuyện sẽ giúp tăng chỉ số Reach tự nhiên cho bài post.
Vậy làm thế nào để khuyến khích họ trò chuyện với nhau? Điều này phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến, họ là ai? Họ quan tâm điều gì? Tuy nhiên, dưới đây là các gợi ý mà thương hiệu có thể bắt đầu:
- Truyền tải nội dung nói lên cảm xúc hoặc ý kiến người dùng mạnh mẽ.
- Đưa câu hỏi vào cuối bài đăng để hỏi người dùng xem họ nghĩ gì?
- Phát các nội dung video Livestream và trò chuyện với họ trong thời gian thực.
- Tạo các cuộc thăm dò tương tác hoặc chuỗi (Poll) theo kiểu “Ask Me Anything”.
- Xin ý kiến phản hồi của cộng đồng cho một ý tưởng hoặc sản phẩm mới.
5.4 Tổ chức cuộc thi
Tổ chức một cuộc thi là một trong cách tốt nhất để người dùng quan tâm đến nội dung của thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể tạo một cuộc thi và khuyến khích người dùng bình luận để tăng tương tác. Ví dụ: Thương hiệu Walmart đã tăng chỉ số Reach ấn tượng bằng cách kích thích rộng rãi người dùng khi tổ chức cuộc thi đặt tiêu đề hài hước cho hình ảnh do thương hiệu đã đăng tải.
Để tổ chức một cuộc thi hiệu quả trong việc tăng chỉ số Reach, bạn cần đảm bảo giải thưởng và quà tặng có liên quan đến thương hiệu nhằm thu hút người dùng quan tâm đến thương hiệu bạn và những người quan tâm giải thưởng. Việc khuyến khích họ để lại bình luận về cuộc thi là chiến lược tuyệt vời cho thuật toán Facebook đánh giá nội dung bạn hấp dẫn, từ đó tăng phạm vi tiếp cận cho bài viết của bạn.
Tuy nhiên, các thương hiệu lưu ý không nên sử dụng các bài đăng có thủ thuật dụ dỗ người dùng thích và chia sẻ trên dòng thời gian của họ, bởi Facebook gần đây đã hạn chế hiển thị các loại nội dung này để tối ưu trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
5.5 Tận dụng các bài đăng đã từng thành công
Nếu như trước đây Fanpage của bạn có phạm vi tiếp cận và lượt tương tác cao trong quá khứ, thì rất có khả năng bài đó sẽ đạt được thành công tiếp tục. Tạo nội dung chất lượng cần tốn nhiều thời gian và chất xám để cho ra một video hoặc bài blog tuyệt vời. Vì vậy, không có lý do gì mà không tái sử dụng nội dung giá trị này.
Thậm chí ngay cả khi các bài đăng trước đây của bạn không hiệu quả nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ không thành công lần thứ hai. Lưu ý khi sử dụng nội dung cũ, bạn nên “xào nấu và thêm thắt” lại để phù hợp với thời điểm hiện tại. Nhất là đối với các bài đăng liên quan đến thời gian, ngày tháng, sự kiện rất nhanh lỗi thời. Thông thường, các nội dung về thủ thuật, cách thực hiện, hướng dẫn, mẹo,… có giá trị với thời gian và dễ dàng tái sử dụng nhiều lần.
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Cách tính chỉ số Reach như thế nào?
Chỉ số Reach được tính trên tổng số lượng tiếp cận với người dùng, bao gồm:
- Organic Reach: Là tổng số người dùng thấy bài đăng của bạn trên bản tin của họ, những người mà bạn tiếp cận được do họ đã like Fanpage hoặc ghé thăm Fanpage của bạn.
- Viral Reach: Là tổng số người thấy bài đăng của bạn, thông qua tương tác từ bạn bè của họ trong danh sách.
- Paid Reach: Là tổng số người thấy bài đăng của bạn thông qua quảng cáo trả phí.
6.2 Chỉ số Reach cao có giúp doanh thu cao?
Chỉ số Reach chỉ là tổng số lượng người dùng tiếp cận bài viết, nếu bài viết hiển thị tới người dùng bất kể họ có click vào xem hay không, thì vẫn được tính là một lượt tiếp cận. Vì vậy, sẽ có trường hợp Reach cao nhưng họ không click để tương tác nên ngoài lượng Reach vẫn có chỉ số khác như: Lượng tương tác, chất lượng Content quảng cáo, chất lượng Fanpage,… sẽ là các yếu tố góp phần quyết định đến doanh thu của bạn.
Tạm kết
Hiểu rõ thuật toán Facebook để xác định lượt tiếp cận là điều cần thiết quan trọng có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất của các bài đăng trên Fanpage của mình. Một khi bạn hiểu cách đo lường phạm vi tiếp cận trên Facebook, bạn có thể nắm được cách lập kế hoạch tiếp thị trên Facebook hiệu quả hơn. Tham gia khóa học Facebook Ads của IMTA để hiểu rõ thuật toán toán Facebook và tạo chiến dịch quảng cáo tăng chuyển đổi.
Ngoài ra, Khóa học Digital Marketing sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chuyên sâu về các đặc điểm cũng như các bước triển khai chiến lược cụ thể của hai nền tảng tiềm năng Facebook và Google trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing cho thương hiệu của bạn. Liên hệ với IMTA ngay qua Form đăng kí tư vấn để trang bị kiến thức cho mình và tự tin bước vào ngành trong thời đại kỹ thuật số.