Marketing là chiến lược quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số. Các yếu tố này giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và giành thị phần.
Ngoài ra, Marketing cũng là một ngành rất hot và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đối với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là trong thời đại phát triển hiện nay. Chúng ta hãy cùng IMTA tìm hiểu Marketing là gì? Và học Marketing sẽ có cơ hội nghề nghiệp như thế nào nhé.
1. Marketing là gì?
Marketing hiểu một cách đơn giản là tập hợp các hoạt động doanh nghiệp quảng bá cho các sản phẩm và dịch vụ mình đang kinh doanh. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm/dịch vụ, truyền thông quảng cáo, phân phối sản phẩm và cuối cùng là chăm sóc khách hàng sau mua.
Mục tiêu cuối cùng của Marketing chính là thu hút người dùng đến với thương hiệu thông qua các thông điệp nhân văn, hơi hướng giáo dục nhằm chuyển đổi người dùng thành những khách hàng tiềm năng.
- Khóa học Digital Marketing - Chạy đa kênh chuyên sâu
- Khóa học Facebook Ads - Cơ bản đến nâng cao
- Khóa học quảng cáo Google Tìm kiếm & hiển thị cơ bản - chuyên sâu
- Khóa học SEO website Từ khóa bền vững
2. Ngành Marketing là gì?
Marketing vẫn là một cái tên ngành rất hot trong các thường Đại học/Cao đẳng. Ngành này chúng ta sẽ học về các kiến thức: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, phân tích tâm lý và hành vi khách hàng, xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và đo lường hiệu quả chiến dịch,…
Đi sâu vào ngành Marketing hơn, cụ thể chúng ta có các hoạt động:
- Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường để xác định mục tiêu chiến lược.
- Phân tích khách hàng mục tiêu: Nắm rõ các mong muốn và nhu cầu của họ để đề xuất phát triển sản phẩm/dịch vụ.
- Phát triển sản phẩm: Không ngừng cải tiến sản phẩm/dịch vụ tốt hơn nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Xây dựng thượng hiệu: Xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu thu hút khách hàng.
- Truyền thông & quảng cáo: Sử dụng đa kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
- Phân phối tại các điểm bán: Tiếp cận rộng rãi và đưa sản phẩm/dịch vụ tới tay người dùng.
- Chăm sóc khách hàng: Lắng nghe và giải quyết khiếu nại của khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
3. Marketing là làm gì?
Các công viêc của ngành Marketing rất đa dạng, được chia ra 2 hình thức tiếp cận đó là Marketing truyền thống (Traditional Marketing) và Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing). Cùng tìm hiểu các công việc cụ thể của 2 hình thức này dưới đây nhé:
3.1 Marketing truyền thống
Là phương pháp tiếp thị thông qua các kênh quảng cáo truyền thống như: Truyền hình, báo chí, tạp chí, radio hoặc các hoạt động trực tiếp như: Sự kiện, triển lãm,…
- Quảng cáo truyền thống: Hình thức quảng cáo này có độ tiếp cận rộng rãi và tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua TV, báo chí, radio, billboard, banner, poster,…
- PR: Chủ yếu tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ truyền thông, thông cáo báo chí và tổ chức sự kiện nhằm định hình nhận thức về thương hiệu và tạo sự uy tín từ các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Direct Marketing: Tiếp thị trực tiếp qua điện thoại dựa trên data khách hàng, bao gồm các hoạt động: Tư vấn sản phẩm/dịch vụ, giải đáp thắc mắc, lắng nghe và thu thập phản hồi, đặt lịch hẹn tư vấn,…
- Print Marketing: Tạo ra các tài liệu quảng cáo in như: Báo chí, tạp chí, tờ rơi, danh thiếp, catalogue,… để quảng bá thương hiệu.
- Promotion: Tạo ra các khuyến mãi, giảm giá sâu, dùng thử sản phẩm miễn phí, chơi trò chơi trúng thưởng tại điểm bán để thu hút khách hàng tiềm năng.
3.2 Digital Marketing
Digital Marketing chính là hình thức tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số, các công việc cụ thể của Digital Marketing như sau:
- SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm, giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng đúng thời điểm.
- Content Marketing: Viết nội dung giá trị và lan truyền rộng rãi đến khách hàng để tạo sự tin cậy và thúc đẩy hành vi mua hàng.
- Online Marketing (Quảng cáo trực tuyến): Sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook ads, Google Ads, Youtube Ads để truyền bá thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Đây là hình thức tiếp cận rất hiệu quả, cho phép bạn nhắm đúng đối tượng mục tiêu, đo lường hiệu suất quảng cáo chi tiết và tương tác trực tiếp với khách hàng.
- Social Media Marketing: Là hình thức tiếp thị qua các nền tảng MXH như Facebook, Youtube, Instagram, Twitter, … giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng, xây dựng thương hiệu và tăng độ nhận diện thương hiệu trên MXH.
- Branding Marketing: Là chiến lược tiếp thị thông qua xây dựng danh tiếng thương hiệu và củng cố bản sắc của thương hiệu. Ngoài việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ một phần, Branding sẽ chủ yếu tập trung vào việc định hình nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu.
- Email Marketing: Là phương pháp xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua email, để gửi thông tin sản phẩm/dịch vụ, thông điệp quảng cáo, kiến thức Marketing, thông tin sự kiện, hội thảo,… của doanh nghiệp.
- Video Marketing: Tạo ra các video quảng cáo có nội dung giá trị cho khách hàng như giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, mẹo sử dụng,… để thúc đẩy người dùng hành đông. Các video giá trị có tính giải trí giúp lan truyền rộng rãi và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Affiliate Marketing: Còn gọi là tiếp thị liên kết, là chiến lược của cộng tác viên quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp và ăn hoa hồng dựa trên doanh số (hoặc do khách hàng tiềm năng tạo ra). Họ sẽ thực hiện gắn link mua hàng, đăng bài review, chạy quảng cáo, gửi email Marketing,…
- Influencer Marketing: Là hình thức hợp tác với người có sức ảnh hưởng trên MXH để quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Influencer sẽ đảm nhận các hoạt động: Tự viết nội dung quảng bá, đăng bài review, livestream bán hàng, tham gia sự kiện,…
- PR (Quan hệ công chúng): Là hình thức truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số, qua các hoạt động: Content Marketing, chiến dịch truyền thông MXH, thông cáo báo chí, hợp tác Influencer, quản lý khủng hoảng truyền thông trực tuyến,…
- Webinar (Hội thảo trực tuyến): Là các buổi hội thảo được tổ chức online giới thiệu sản phẩm. Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí, tăng tương tác với khách hàng tiềm năng rộng rãi và xây dựng chiến lược ở vị thế dẫn đầu.
4. Học Marketing làm nghề gì?
Chắc chắn có nhiều bạn mới ra trường sẽ có thắc mắc rằng “Học Marketing ra trường sẽ làm được nghề gì?“. Bạn hãy yên tâm rằng nếu bạn có kiến thức và kỹ năng Marketing vững chắc, bạn có thể đảm nhiệm các công việc sau trong một công ty, tổ chức hay tự khởi nghiệp:
- Nhân viên Marketing: Lên kế hoạch và triển khai các chiến dich Marketing, bao gồm cả hoạt động: Quản lý các kênh truyền thông, phân tích dữ liệu và đo lường hiệu suất chiến dịch.
- Market Research Analyst (Chuyên viên nghiên cứu thị trường): Phân tích và thu thập dữ liệu của bối cảnh thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng và xu hướng thị trường.
- Brand Specialist: Quản lý và phát triển hình ảnh thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu.
- PR Specialist: Xây dựng và phát triển mối quan hệ với công chúng, với phương tiện truyền thông (báo chí, đài truyền hình,…) và các bên liên quan khác.
- Business Development Specialist: Nhân viên phát triển mạng lưới kinh doanh đảm nhiệm vai trò tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đối tác.
- Product Manager: Người quản lý vòng đời của một sản phẩm từ giai đoạn nghiên cứu và phát triển đến khi ra mắt trên thị trường.
- Content Creator: Nhà sáng tạo nội dung có nhiệm vụ sáng tạo các nội dung có giá trị và thu hút người dùng cho các kênh truyền thông của doanh nghiệp.
- Chuyên gia tư vấn Marketing: Chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ Marketing cho doanh nghiệp.
- Giảng viên/giáo viên Marketing: Giảng dạy ngành Marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng và các trung tâm đào tạo.
- Freelancer: Là hình thức làm việc tự do liên quan đến Marketing không bị ràng buộc về thời gian hay địa điểm. Thay vì bạn làm toàn thời gian tại một công ty thì bạn sẽ làm cho nhiều công ty và các dự án riêng khác với thời gian và địa điểm linh hoạt.
- Khởi nghiệp: Nếu bạn đã có kiến thức và kỹ năng Marketing vững chắc, có khả năng quản trị bạn có thể tự mở doanh nghiệp riêng.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Mức lương ngành này là bao nhiêu?
Ngành Marketing sau khi ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí mà bạn đảm nhiệm sẽ có mức lương khác nhau. Tìm hiểu chi tiết hơn tại đây: Lương ngành Marketing.
5.2 Nên học Marketing ở trường nào?
Dưới đây là top 10 các trường đào tạo ngành Marketing chất lượng nhất hiện nay:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Kinh tế – Tài chính
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TPHCM)
- Đại học RMIT
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế TPHCM
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Tài chính
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
5.3 Không học Đại học/Cao đẳng tự học Marketing tại nhà có hiệu quả không?
Tất nhiên học Đại học và Cao đẳng sẽ giúp bạn có lợi thế hơn nhiều so với việc tự học Marketing. Tuy nhiên, bạn có thể làm Digital Marketing mà không nhất thiết phải có bằng cấp bằng cách tự học trên Youtube, các nền tảng và blog chuyên ngành, tài liệu, sách báo,… Hoặc tham gia khóa học ngắn hạn, bạn sẽ được giảng dạy bởi các giảng viên có chuyên môn trong nghề lâu năm, thực hành trải nghiệm thực tế giúp bạn làm quen với công việc nhanh hơn ngay khi học.
Digital Marketing mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn. Tuy nhiên, bất kể bạn có bằng cấp hay không có, bạn phải luôn trau dồi kiến thức mới, cập nhật xu hướng thị trường liên tục sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong ngành này.
Mời bạn tham khảo về khóa học Digital Marketing tại IMTA, khóa học sẽ trang bị cho bạn kiến thức Digital Marketing giúp xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc hoặc bạn có thể học thêm các kiến thức mới cho bản thân để tự tin tham gia vào thị trường lao động.
Tạm kết
Marketing không đơn thuần chỉ là các hoạt động quảng cáo và bán hàng như một số người vẫn nghĩ. Suy nghĩ đó chỉ đúng một phần, bởi Marketing còn có giá trị cao cả hơn bao gồm việc phân phối sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng, cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo ra giá trị và đóng góp cho cộng đồng. Nhìn chung, đây là một chiến lược tổng thể rộng lớn được kết hợp nhiều kỹ thuật, chiến thuật và công cụ khác nhau chứ không riêng về quảng cáo và bán hàng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Đừng bỏ lỡ nhiều kiến thức hữu ích về Marketing tại IMTA nhé.