Brainstorm là phương pháp tư duy sáng tạo ý tưởng được sử dụng phổ biến trong học tập và công việc nhằm tìm ra ý tưởng đột phá hoặc giải pháp mới cho một vấn đề nào đó. Đặc biệt, brainstorm còn là công cụ giúp khai phá tiềm năng sáng tạo và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhóm một cách hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng IMTA tìm hiểu phương pháp Brainstorm là gì? Và đâu là kỹ thuật Brainstorm hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

1. Brainstorm là gì?

Theo chuyên gia Marketing SEO Alex Osborn, cha đẻ của thuật ngữ “Brainstrom” hay còn gọi là “Động não” được ông xuất bản trong cuốn sách Applied Imagination năm 1953.

Ông mô tả Brainstorm chính là phương pháp động não của một đội nhóm cùng nhau lên ý tưởng đột phá mới hoặc tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó. Trong đó, một người đại diện hoặc người lãnh đạo sẽ là người lắng nghe ý kiến của từng cá nhân và thu thập tất cả thông tin được phát hiện trong suốt buổi brainstorm.

Brainstorm giúp mang lại sự cởi mở kích thích sự sáng tạo của đội nhóm, thôi thúc mỗi cá nhân đưa ra nhiều ý tưởng giá trị cho doanh nghiệp nhằm tạo ra các giải pháp hiệu quả hơn cho việc giải quyết các vấn đề. Thông qua trao đổi trực tiếp, giúp đội nhóm tiếp thu được nhiều ý tưởng độc đáo và có cái nhìn đa chiều hơn cho chủ đề thảo luận. Cuối cùng, nếu đội nhóm có sự đồng thuận thì chiến lược sẽ được triển khai theo đúng kế hoạch đã brainstorm.

2. Quy trình thực hiện Brainstorm

Bước 01: Xác định vấn đề

Bước mở đầu trong quá trình brainstorm chính là xác định vấn đề mà đội nhóm cần brainstorm. Việc xác định rõ ràng vấn đề chúng ta đang cần giải quyết hoặc tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn đang kinh doanh và mục tiêu là tăng doanh số bán hàng. Vậy vấn đề cần xác định ở đây là “Làm cách nào để tăng doanh số bán hàng?

Bước 02: Đưa ra quy định của buổi brainstorm

Để buổi brainstorm được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn cần đưa ra một số các quy định sau:

  • Không chỉ trích hay phán xét ý tưởng của bất kỳ ai: Sẽ không một ai muốn nhận về sự phán xét tiêu cực như “viển vông”, “nhảm” hay “ngu ngốc”. Đồng thời, ngôn ngữ cơ thể cũng là cách bộc lộ tiêu cực, cần tránh các hành động như cười nhạo, bĩu môi hay thở dài,…trong buổi brainstorm
  • Lắng nghe ý kiến của nhau: Mọi ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân đều xứng đáng được lắng nghe và ghi nhận. Từ đó, mới có cơ sở để xây dựng ý tưởng mới dựa trên các ý kiến đóng góp của mọi người
  • Tất cả thành viên đều cần đóng góp ý tưởng: Mỗi thành viên lần lượt được khuyến khích chia sẻ ý kiến của mình. Nhưng sẽ có trường hợp có người nói nhiều, có người nói ít hoặc thậm chí có một người “độc chiếm nói”. Vậy nên, bạn có thể chia ra 2 vòng: vòng 1 chia sẻ theo lượt, vòng 2 chia sẻ cá nhân để đảm bảo tất cả thành viên đều được đóng góp ý tưởng và không bỏ sót bất kỳ ý tưởng nào.
  • Không mắc kẹt trong một ý tưởng: Các thành viên cần tư duy và trao đổi liên tục để tìm ra nhiều hướng đi và giải pháp sáng tạo mới. Tránh dành thời gian suy nghĩ quá lâu cho một ý tưởng.
  • Thời gian giới hạn cho buổi brainstorm: Đặt ra mốc thời gian quy định cho buổi brainstorm để thúc đẩy sự tập trung và tiến độ

Bước 03: Ghi lại các ý tưởng

Sau quá trình brainstorm, người chịu trách nhiệm ghi chép sẽ ghi lại các ý tưởng một cách có hệ thống, dễ đọc và dễ hình dung hơn. Người ghi chép có thể sử dụng giấy hoặc bảng trắng để ghi lại tất cả nội dung đã trao đổi trong buổi brainstorm. Đây chính là tài liệu cơ sở quan trọng cho những ý tưởng phát triển tiến bộ hơn trong tương lai.

Bước 04: Chắt lọc ý tưởng

Bước tiếp theo là chắt lọc ý tưởng để tìm ra những ý tưởng tốt nhất, đồng thời loại bỏ những ý tưởng chưa phù hợp. Sau khi đã xác định được các ý tưởng tiềm năng, các thành viên vẫn tiếp tục đánh giá lại và cải thiện ý tưởng. Có thể kết hợp và tinh chỉnh lại để đưa ra giải pháp phù hợp hơn.

Bước 05: Đánh giá và phát triển

Sau khi các ý tưởng đã được chắt lọc và chọn ra được ý tưởng tiềm năng. Nhóm cần xem xét và đánh giá từng ý tưởng theo các tiêu chí: Tiềm năng thành công, tính khả thi, tính ứng dụng và khả năng đáp ứng mục tiêu ban đầu của ý tưởng.

Sau đó, nhóm sẽ chuyển sang phát triển và mở rộng tầm nhìn cho các ý tưởng ban đầu bằng cách áp dụng một số kỹ thuật brainstorm như phân tích SWOT, mind map (sơ đồ tư duy) và một số kỹ thuật khác.

Mời bạn tham khảo một số kỹ thuật brainstorm hiệu quả sau đây:

3. Một số kỹ thuật Brainstorm hiệu quả

3.1. Starbursting (đặt câu hỏi theo mô hình 5W1H)

Kỹ thuật Brainstorm Starbursting
Kỹ thuật Brainstorm Starbursting

Đặt câu hỏi theo mô hình 5W1H là phương pháp brainstorm phổ biến được các marketer lựa chọn khi khởi tạo chiến dịch marketing. Phương pháp này được phát triển dựa trên một ý tưởng ban đầu đại diện cho toàn bộ chiến dịch (big idea). Đây là ý tưởng gốc rễ cho các câu hỏi trong 5W1H. Để dễ hình dung, bạn hãy vẽ ngôi sao 6 cánh có chủ đề ở giữa trung tâm ngôi sao, lần lượt mỗi cánh sao đại diện cho câu hỏi:

  • Who: Đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai?
  • What: Vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm/dịch vụ nào để tiếp thị?
  • Where: Bạn muốn truyền thông cho chiến dịch ở đâu? Bạn sẽ thu thập thông tin giá trị ở đâu?
  • When: Thời điểm để bắt đầu chiến dịch là khi nào?
  • Why: Mục tiêu khởi tạo chiến dịch này là gì? Tính năng nổi bật của sản phẩm/dịch vụ bạn muốn truyền thông là gì?
  • How: Làm thế nào để truyền tải thông điệp? (Kênh truyền thông bạn sử dụng cho chiến dịch)

3.2. Phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT
Phân tích SWOT

Mô hình SWOT là cái tên có lẽ không còn mấy xa lạ trong lĩnh vực marketing. Bất ngờ là mô hình này cũng được xem là một kỹ thuật brainstorm hiệu quả cho việc đánh giá mức độ chất lượng của ý tưởng chiến dịch. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn hãy thử áp dụng ý tưởng vào 4 yếu tố sau để đánh giá xem chúng có khả thi khi triển khai hay không:

  • Strength (Điểm mạnh): Ý tưởng có điểm mạnh nổi bật của bạn và đối thủ, so với phương pháp tiếp cận của đối thủ thì bạn đang ở mức độ nào?
  • Weakness (Điểm yếu): Ý tưởng có tác động tiêu cực gì ảnh hưởng đến việc triển khai nó không?
  • Opportunities (Cơ hội): Ý tưởng này có thể mang đến cơ hội mới nào cho bạn không?
  • Threats (Thách thức): Các mối đe dọa, rủi ro trên thị trường có thể gây trở ngại cho chiến dịch của bạn nếu tiếp tục với ý tưởng này?

3.3. Kỹ thuật đặt câu hỏi 5-Why

Phương pháp 5-Why là một kỹ thuật brainstorm giúp giải quyết vấn đề theo cách đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích. Bằng cách liên tục đặt câu hỏi “Tại sao” nhiều lần, cụ thể là 5 lần bạn sẽ tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó, giúp đội nhóm có cái nhìn sâu xa trong từng câu hỏi và có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Ví dụ:

Vấn đề đang gặp phải: Dự án không đạt kết quả như mong đợi

  • Câu hỏi 1: Tại sao dự án lại thất bại?

Trả lời: Bởi vì dự án không được lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết, doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực

  • Câu hỏi 2: Tại sao dự án không có kế hoạch không đầy đủ?

Trả lời: Bởi vì đội nhóm lên kế hoạch chưa nắm rõ phạm vi dự án cần phân bổ bao nhiêu nguồn lực và thời gian hợp lý

  • Câu hỏi 3: Tại sao đội nhóm không nắm rõ phạm vi dự án?

Trả lời: Vì nhóm lên kế hoạch dự án chưa được đào tạo chuyên sâu bởi ban quản lý cấp cao

  • Câu hỏi 4: Tại sao nhóm dự án không được đào tạo bởi ban quản lý cấp cao?

Trả lời: Vì một dự án cần đảm bảo đội nhóm có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để hoàn thành. Nhưng ban quản lý cấp cao chưa đào tạo chuyên sâu và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho dự án, dẫn đến sự thất bại

  • Câu hỏi 5: Tại sao ban quản lý cấp cao không đào tạo chuyên môn và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho dự án?

Trả lời: Ban quản lý cấp cao không ưu tiên đầu tư thời gian và công sức cho dự án này nên không phân bổ nguồn lực đầy đủ cho dự án

3.4. Phương pháp Now-Wow-How

Ma trận Now-Wow-How là kỹ thuật brainstorm dùng để phân loại các ý tưởng có mức độ sáng tạo và mức độ dễ triển khai của từng loại. Sau khi nhóm dự án của bạn đã lên được một số ý tưởng có triển vọng, hãy bắt tay vào phân loại các ý tưởng đó theo mức độ như sau:

  • Ý tưởng Now: Ý tưởng đã được chứng minh và dễ triển khai
  • Ý tưởng Wow: Ý tưởng sáng tạo độc đáo và dễ triển khai
  • Ý tưởng How: Bao gồm những ý tưởng sáng tạo nhưng khả năng thực hiện không khả thi do gặp nhiều hạn chế về công nghê, nhân lực, ngân sách,… Ý tưởng này cần đáp ứng các yếu tố cần thiết trong lĩnh vực cụ thể nào đó, thì dự án mới có khả năng triển khai

Điểm đắt giá ở ma trận này chính là ý tưởng “Wow”, Nhiệm vụ của bạn là tập trung khuyến khích nhóm của bạn đưa ra nhiều ý tưởng wow, càng nhiều càng tốt. Bằng cách này, bạn vừa thúc đẩy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân mà vừa thu thập được các ý tưởng đa dạng sáng tạo từ buổi brainstorm nội bộ.

3.5. Mind Map – Sơ đồ tư duy

Mind map là sơ đồ tư duy giúp xây dựng các ý tưởng theo một trình tự có hệ thống, cho phép đội nhóm của bạn phát triển một ý tưởng cốt lõi thêm nhiều ý tưởng con khác. Có thể thấy, phương pháp này có tác dụng hiệu quả cho việc thúc đẩy sự sáng tạo theo góc nhìn đa chiều. Từ đó, giúp đội nhóm của bạn đưa ra quyết định lựa chọn hướng đi phù hợp nhất.

Mind map
Mind map

Để thực hiện kỹ thuật brainstorm này, nhóm hãy bắt đầu viết chủ đề cốt lõi cần brainstorm lên bảng hoặc giấy trắng. Từ đó, thảo luận và tiếp tục vẽ ra các nhánh liên kết, được phân theo cấp bậc giữa các ý tưởng.

Ví dụ: Vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp là “Website có lượt traffic thấp gồm organic traffic và paid traffic”. Sau đó, tiếp tục chia các nhánh nhỏ hơn: Đối với organic cần cải thiện chất lượng nội dung hay SEO keyword,…; Đối với Paid traffic cần triển khai Backlink, link building hay SEM,…

3.6. Brainwriting – Động não viết

Brainwriting

Kỹ thuật Brainwriting được hiểu đơn giản là phương pháp đóng góp ý tưởng sáng tạo bằng cách viết ra giấy thay vì phải trao đổi ý tưởng trực tiếp bằng lời. Phương pháp này sẽ giải quyết được tình trạng có người nói có người không nói hoặc một người chiếm thời gian nói quá nhiều, không đảm bảo vấn đề thời gian và lượng ý tưởng được đóng góp. Ngoài ra, Brainwriting còn thúc đẩy mỗi cá nhân cần sự đóng góp ý tưởng phát triển dựa trên ý tưởng cơ sở của từng thành viên.

Quá trình được diễn ra lần lượt như sau:

  • Đầu tiên, mỗi cá nhân sẽ viết ý tưởng của mình ra giấy liên quan đến 3 chủ đề trên 3 tờ giấy riêng biệt, ví dụ trong khoảng thời gian là 10 phút.
  • Tiếp theo, chuyền giấy cho các thành viên khác trong nhóm. Thành viên đọc và đóng góp ý kiến của mình vào giấy. Bước này được lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi vòng chuyền giấy được trao đổi hoành thành, cũng như tất cả thành viên đều đã đóng góp ý kiến vào giấy.
  • Cuối cùng, người đại diện buổi brainwriting sẽ xem xét và đọc nhanh các ý tưởng. Sau đó tổng hợp lại các ý tưởng và diễn đạt bằng lời nói. Những ý tưởng này sẽ tiếp tục được trao đổi và bổ sung thêm trong tương lai.

Lưu ý phương pháp này bạn nên giới hạn số lượng thành viên, tối đa là 10 người để đảm bảo kịp thời gian và không bị “ngộp ý tưởng”

3.7. Wishing – Điều ước

Đây là kỹ thuật sáng tạo và phát triển ý tưởng mới bằng cách đặt ra ước mơ rồi tìm ra cách giải quyết không có thật cho chúng. Mục tiêu của phương pháp này là thu thập và thảo luận về điều kiện nguồn lực, khả năng, năng lực,… của doanh nghiệp. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận bằng với ý tưởng sát thực tế hơn từ các “ý tưởng ước mơ” đó.

3.8. Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy đúng như tên gọi của nó là phương pháp tư duy ý tưởng dựa trên các quan điểm khác nhau. Trong đó, 6 chiếc mũ (trắng, đỏ, đen, vàng, xanh lá và xanh dương) tương tích với 6 quan điểm (dữ liệu, trực giác, tiêu cực, tích cực, sáng tạo, tổng quát)

  • Mũ trắng (White hat): Người đội mũ trắng sẽ tập trung cho việc thu thập các thông tin khách quan, các dữ liệu có cơ sở từ các bài nghiên cứu trước đây, sự kiên và hội thảo, các báo cáo chỉ số và bằng chứng,…
  • Mũ đỏ (Red hat): Ngược lại với mũ trắng, người đội mũ đỏ sẽ đại diện tư duy cho ý tưởng thiên về mặt trực giác và cảm tính. Họ chỉ cần đưa ra đánh giá của mình dựa trên góc nhìn cảm xúc. Bằng cách tư duy theo mũ đỏ, bạn sẽ dễ dàng thấu cảm được tâm lý và hành vi của người khác
  • Mũ đen (Black hat): Người đội mũ đen sẽ đại diện cho tư duy theo góc độ tiêu cực, tập trung đi tìm và phân tích các rủi ro sẽ xảy ra. Có thể hiểu đây là chiếc mũ chỉ tư duy về các hậu quả sẽ xảy ra của một ý tưởng.
  • Mũ vàng (Yellow hat): Chiến mũ vàng là biểu tượng cho tư duy theo hướng tích cực nhất trong 6 mũ. Người đội mũ vàng sẽ đảm nhiệm đưa ra ý kiến với góc độ lạc quan, tạo động lực và niềm vui cho đội nhóm. Đồng thời đưa ra các điểm mạnh nổi bật và các giải pháp tiềm năng cho ý tưởng.
  • Mũ xanh lá (Green hat): Mũ xanh lá đại diện cho tư duy đổi mới và sáng tạo. Người đội chiếc mũ này cần có lối tư duy đột phá và luôn nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh mới khác nhau.
  • Mũ xanh dương (Blue hat): Chiếc mũ xanh sẽ đại diện cho người “chủ tọa” trong quá trình tư duy. Người đội mũ xanh sẽ có vai trò điều phối và kiểm soát toàn bộ quá trình của các chiếc mũ trên. Cuối cùng, họ sẽ tổng hợp và hệ thống lại quá trình một cách tổng quan nhất.
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
Phương pháp brainstorm theo 6 chiếc mũ tư duy

3.9. Reverse Brainstorm – Phương pháp tư duy ngược

Phương pháp tư duy ngược là một kỹ thuật dùng để giải quyết vấn tiêu cực vô cùng hiệu quả. Thông thường, khi chúng ta muốn giải quyết một vấn đề thì câu hỏi đặt ra sẽ là “Làm thế nào để giải quyết vấn đề?“. Tuy nhiên với phương pháp tư duy ngược, câu hỏi được đặt ra sẽ là “Làm thế nào để vấn đề trở nên tồi tệ hơn?

Thông qua cách này, các thành viên trong nhóm cần tư duy về cách để dẫn đến vấn đề tồi tệ đó. Sau khi thu thập được những nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề theo một góc độ mới và dễ dàng đưa giải pháp phù hợp để khắc phục nó.

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết trên của IMTA sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Brainstorm là gì? Cũng như một số kỹ thuật brainstorm hiệu quả áp dụng cho doanh nghiệp trong giải quyết các vấn đề.

Tham khảo thêm Khóa học Digital Marketing tại IMTA, khóa học này sẽ trang bị cho bạn các kỹ năng cần thiết để bạn áp dụng vào phương pháp brainstorming, giúp xây dựng các chiến lược tiếp thị sáng tạo trên hai nền tảng Facebook và Google, để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Tham gia khóa học ngay hôm nay để biến ý tưởng của bạn thành các chiến dịch thực sự nhé.

028.22.699.899
Digital Marketing IMTA Digital MarketingBrainstorm là gì? Một số kỹ thuật Brainstorm hiệu quả